Bí quyết xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp

3.8
(4)

Trong quá rình triển khai hơn hàng chục dự án xây dựng thương hiệu, không ít các doanh nghiệp cho rằng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chỉ đơn thuần là những hình ảnh thiết kế, banner. Hay chỉ đơn giản thiết kế một Logo đẹp, bắt mắt là quá đủ để thương hiệu tỏa sáng.

Sự thật còn hơn thế nữa!

Mỗi một khách hàng sẽ có những cảm nhận rất riêng về một thương hiệu nào đó. Bao gồm nhiều giác quan và cách nhìn nhận khác nhau.

Do đó, việc xây dựng và phát triển một bộ hận diện thương hiệu hoàn chỉnh bao gồm rất nhiều các thành phần khác nhau chứ không chỉ dừng lại ở hình ảnh, logo, banner hay slogan.

Bí quyết xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp

Khoan hãy đi đến chi tiết cách mà doanh nghiệp của bạn có thể xây dựng một bộ nhận diện thành công, hãy cùng NAVEE tìm hiểu sơ qua về khái niệm, cũng như những thành tố cấu tạo nên một bộ nhận diện dành cho thương hiệu chuyên nghiệp!

Cùng bắt đầu nhé!

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố hữu hình đại diện cho những gì khách hàng nghe, nhìn thấy và cảm nhận được về doanh nghiệp nhằm tạo nên sự khác biệt giữa các thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Đương nhiên là, một bộ thương hiệu hoàn chỉnh thì cần có rất nhiều những yếu tố khác nhau, những yếu tố này cần được nhất quán và được dùng làm cơ sở để phát triển độ nhận diện của thương hiệu và đảm bảo chiến lược thương hiệu doanh nghiệp đang đi đúng hướng.

Tuy nhiên, khi nhắc đến việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp thì bạn không thể không nhắc đến 3 thành số chính sau gồm:

  • Tên thương hiệu: Yếu tố then chốt giúp khách hàng nhớ và nhận biết thương hiệu của bạn trên thị trường
  • Câu Slogan: Thể hiện được giá trị cốt lõi, tinh thần và định hướng tầm nhìn của doanh nghiệp.
  • Bộ nhận diện Logo: Kết hợp với tên thương hiệu, Logo là thứ giúp người dùng nhớ về thương hiệu trên phương diện hình ảnh.

Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu là tạo sự nhận biết, thể hiện cá tính doanh nghiệp. Đồng thời nhắm đến mục tiêu tác động đến nhận thức, tạo tính chuyên nghiệp, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác và công chúng. 

Bộ nhận diện thương hiệu tạo sự nhận biết, thể hiện cá tính doanh nghiệp
Bộ nhận diện thương hiệu tạo sự nhận biết, thể hiện cá tính doanh nghiệp

Khách hàng sẽ nhớ bạn ngay lập tức nếu bộ nhận diện thương hiệu tạo bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ thúc đẩy kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, góp phần xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Tại sao doanh nghiệp cần có bộ nhận diện thương hiệu?

Một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh đóng vai trò như vẻ ngoài của chúng ta mỗi khi tham gia vào một buổi hẹn, một buổi gặp mặt lần đầu.

Và đương nhiên rồi, nếu trong lần đầu gặp mặt, bạn nhìn thấy đối phương ăn mặc xuề xòa, thiếu sự chỉnh chu, chuyên nghiệp thì liệu rằng bạn có còn muốn gặp gỡ người đó lần thứ 2 hay không?

Tương tự vậy, bộ nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp ghi điểm trong mắt người dùng ở lần đầu tiếp xúc. Nếu bộ nhận diện tốt, gây được thiện cảm và thu hút sự chú ý của người dùng. Nhiều khả năng họ sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn trong tương lai đó!

Dưới đây là 6 lý do NAVEE cho rằng doanh nghiệp cần phải có cho mình một bộ nhận diện chuyên nghiệp:

  • Gia tăng nhận diện thương hiệu trên thị trường mục tiêu
  • Hỗ trợ team Sale tại các điểm bán Offline
  • Xây dựng lòng tin trong tâm trí người tiêu dùng và đối tác
  • Tạo niềm tự hào cho nhân viên công ty
  • Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
  • Giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi về lâu dài

Bên cạnh những yếu tố kể trên, việc doanh nghiệp đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu khi xây dựng chiến lược Quản trị thương hiệu còn giúp khẳng định vị thế và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến.

Gia tăng nhận diện thương hiệu trên thị trường mục tiêu

Khi muốn khách hàng mua sản phẩm, hay dịch vụ nào đó, ít nhất tên thương hiệu cần được ghi nhớ trong tâm trí họ. Bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ thu hút, mang tính thuyết phục cao với người tiêu dùng.

Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh còn mang đến những giá trị cảm nhận về mặt lý tính cho người tiêu dùng như mẫu mã đẹp, chất lượng tốt,…

Bên cạnh đó mang đến giá trị mặt cảm tính như sự đẳng cấp, cá tính, chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp,…

Hỗ trợ team Sale tại các điểm bán Offline

Người tiêu dùng sẽ chủ động chọn mua sản phẩm, dịch vụ khi họ tin vào những giá trị mà thương hiệu mang lại.

Hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán, được sử dụng đồng nhất trên phương tiện truyền thông sẽ góp phần tạo niềm tin với khách hàng.

Đồng thời làm cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng gần gũi hơn, khách hàng dễ dàng mua hàng hơn. 

Xây dựng lòng tin trong tâm trí người tiêu dùng và đối tác

Một trong những tài sản giá trị nhất của công ty chính là danh tiếng thương hiệu.

Trong khi đó, việc xây dựng nhận thức cộng đồng, tạo dựng những giá trị có vai trò quan trọng trong thành công của thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng danh tiếng nhanh chóng.

Thương hiệu tăng trưởng bền vững thông qua sự gia tăng sự hiểu biết, lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Từ đó các cổ đông có thêm niềm tin vào công ty, dễ dàng gọi vốn đầu tư, có thế mạnh trong việc duy trì, nâng cao giá cổ phiếu.

Tạo niềm tự hào cho nhân viên công ty

Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh, có uy tín và được biết đến rộng khắp trên thị trường cũng làm nhân viên thêm tự hào về nơi làm việc của mình. Từ đó cũng giúp tăng nhiệt huyết, năng suất làm việc.    

Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Thương hiệu được biết đến nhiều hơn, uy tín, có độ phủ lớn hơn thường sẽ có thế mạnh về bán hàng. Đồng thời có lợi thế hơn khi thương lượng với nhà phân phối, nhà cung ứng về giá cả, vận tải, thanh toán…

Giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi về lâu dài

Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh tạo ấn tượng tốt về dịch vụ, sản phẩm. Thông qua tính thống nhất, chuyên nghiệp và cộng hưởng sẽ tạo ấn tượng về thương hiệu giá trị, lớn mạnh với khách hàng, đối tác. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ chi ít tiền hơn để quảng cáo và khuyến mãi.

Lưu ý khi tạo bộ nhận diện thương hiệu

Các lưu ý mà độc giả cần biết bao gồm:

  • Cách sử dụng Logo
  • Cách sử dụng chữ
  • Cách sử dụng màu sắc
  • Cách sử dụng hình ảnh
  • Phong cách viết văn và giọng văn

Sau khi tạo được một Logo hoàn hảo, bạn cần duy trì tính thống nhất của Logo. Logo cần được sử dụng đồng bộ từ vị trí, kích thước, đến mức độ thay đổi có thể chấp nhận. 

Cách sử dụng chữ

Chữ hay Text là phần không thể thiếu trong bộ nhận diện thương hiệu. Doanh nghiệp cần có định nghĩa về phong cách cho từng loại khi sử dụng thương hiệu kể cả các ứng dụng kỹ thuật số và in ấn.

Hãy chọn một vài kiểu chữ sẽ được sử dụng trong các dự án thiết kế. Sau đó cần có các quy tắc rõ ràng về cách sử dụng kiểu chữ, kích thước, các hướng dẫn cho những kiểu thiết kế khác, cách sử dụng màu sắc,…

Thương hiệu nên lựa chọn không quá năm kiểu chữ và cách dùng của nó cho hệ thống nhận diện thương hiệu của mình.

Cách sử dụng màu sắc

Màu sắc là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Thương hiệu nên chọn màu, cách sử dụng màu theo nguyên tắc khi dùng nhận diện thương hiệu.

Số lượng màu sắc nên ở mức tối thiểu. Có thể bao gồm những phiên bản và những màu nhẹ hơn so với màu sắc chủ đạo.

Cách sử dụng hình ảnh

Hình ảnh trong bộ nhận diện thương hiệu cũng cần có chi tiết cách sử dụng, chỉnh sửa theo nguyên tắc nhất định. Hình ảnh cần xác định được sử dụng khi nào, theo cách nào, sử dụng hình màu hay trắng đen,…

Phong cách viết văn và giọng văn

Doanh nghiệp cần chắc chắn cách viết văn, giọng nói phù hợp với hình ảnh thương hiệu. Hãy phác thảo kiểu ngôn ngữ bạn sẽ được sử dụng. Giọng văn đàm thoại hay trang trọng, thính giả của bạn là ai,…

Áp dụng giọng văn chuẩn cho tất cả các tiêu đề trong một quảng cáo, đến cấu trúc của những bài Blog, thông cáo báo chí,… Giọng nói, cách viết khác biệt, được sử dụng đồng nhất sẽ giúp khách hàng nhận diện thương hiệu.

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm:

  • Tổng quan về thương hiệu (gồm lịch sử, tầm nhìn, cá tính)
  • Bảng chữ, Bảng màu, Phong cách viết văn bản và giọng văn
  • Thông số kỹ thuật Logo và cách sử dụng Logo
  • Thông số kỹ thuật sử dụng hình ảnh bao gồm cả phong cách chụp ảnh
  • Hướng dẫn phương tiện truyền thông đa phương tiện

Bên cạnh đó còn cần có tài liệu hướng dẫn, thiết kế giấy viết thư và Namecard, bố trí thiết kế và lưới cho in ấn và các dự án Web, thông số kỹ thuật cho các biển báo và quảng cáo ngoài trời.

Đặc biệt cần có ví dụ trực quan để hỗ trợ từng quy tắc, để người dùng dễ dàng hình dung và sử dụng bộ nhận diện thương hiệu hơn.

Điều gì xảy ra nếu không có bộ nhận diện?

Nếu không có bộ nhận diện thương hiệu bạn vẫn có thể kinh doanh bình thường. Tuy nhiên khách hàng có thể có những cảm nhận không tích cực, nghi ngờ về thương hiệu. Hình ảnh thương hiệu trở nên thiếu chuyên nghiệp Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh. 

Hơn nữa, phát triển bộ nhận diện thương hiệu giúp khách hàng ghi nhớ doanh nghiệp, về dịch vụ, sản phẩm tốt hơn. Hình ảnh công ty chuyên nghiệp, hệ thống nhận diện mạnh, uy tín cũng làm nhân viên tự hào, trung thành hơn. Từ đó phấn đấu xây dựng doanh nghiệp tích cực hơn.

Các bộ nhận diện tiêu biểu

Có rất nhiều doanh nghiệp xây dựng thành công bộ nhận diện thương hiệu mạnh, có sức hút và độ tin cậy cao. 

Điển hình như Nike, thương hiệu này tin cậy những hình ảnh lớn, tương phản, chặt, để kết nối thương hiệu đến các bạn. Câu nói Slogan của Nike cũng mang đến tiếng vang lớn về thương hiệu. Câu Slogan huyền thoại “Just do it!” được ra đời năm 1970 và nổi tiếng cho đến nay.

Nike sở hữu Logo độc đáo, cùng Slogan thu hút ấn tượng với cộng đồng
Nike sở hữu Logo độc đáo, cùng Slogan thu hút ấn tượng với cộng đồng

Hay với Easy.com và Skype. Hai thương hiệu này định nghĩa thương hiệu của mình trong những thuật ngữ đơn giản. Họ cũng sử dụng phong cách truyền bá thông qua truyền thông. Đối với hai thương hiệu này, sự đơn giản chính là chìa khóa.

McDonald’s được đánh giá là thương hiệu mạnh nhất (theo nghiên cứu của Interbrand). McDonald’s hiện diện khắp nơi với biểu tượng Golden Arches, là hình chữ “M” vòng cung màu vàng nổi bật. Không có công thức chung cho một bộ nhận diện thương hiệu mạnh.

Kết

Nhưng nhìn chung các doanh nghiệp thành công đều sở hữu bộ nhận diện thương hiệu dễ nhớ, ấn tượng và khác biệt. Hãy xây dựng ngay hệ thống nhận diện thương hiệu nếu bạn chưa có. Hoặc kiểm tra, điều chỉnh và đồng nhất chúng nhanh nhất có thể nhé.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 3.8 / 5. Lượt bình chọn: 4

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ NGAY
    close-link