Cách startup B2B chinh phục các thương hiệu lớn

5
(1)

Trong bài viết này, Navee sẽ giới thiệu cho bạn cách startup B2B chinh phục các thương hiệu lớn, giúp bạn có thêm kiến thức để hoàn thiện tốt hơn vào những kế hoạch sắp tới của mình.

Cách startup B2B chinh phục các thương hiệu lớn
Cách startup B2B chinh phục các thương hiệu lớn

Tổng quan thị trường Startup toàn cầu

Theo website kết nối nhà đầu tư, số lượng startup toàn cầu tăng lên nhanh chóng. Riêng khu vực châu Á đã có hơn 47.000 startup thuộc danh sách angel.co, nhiều startup đã chinh phục được nhiều doanh nghiệp lớn.

Trước bối cảnh đó, Phó chủ tịch Amadeus Asia Pacific- Simon Akeroyd đã nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong tư duy thuê ngoài của các tập đoàn đa quốc gia.

Ông Akeroyd cho rằng: “Trước đây, các doanh nghiệp lớn đa phần tự xử lý các vấn đề kinh doanh, gần như ‘kín cổng cao tường’ với các công ty B2B. Hiện tại, sự phát triển của công nghệ đang thúc đẩy các doanh nghiệp này quyết định thuê ngoài nhiều hơn”.

Có thể nói, một cơ hội lớn tạo điều kiện mở rộng và phát triển cho các nhà startup mới đang có ý định chinh phục các thương hiệu lớn.

2 chiến lược giúp các Startup B2B chinh phục các thương hiệu lớn

Cơn sốt startup đang bùng nổ trên toàn cầu tại thời điểm hiện tại. Vậy nên, việc lựa chọn mô hình kinh doanh cũng rất cần thiết trong mục tiêu kế hoạch của một doanh nghiệp.

Dựa vào đánh giá thực tế, có nhiều startup lựa chọn mô hình kinh doanh B2C đã mang lại cho doanh nghiệp nhiều hiệu quả và đây cũng là một giải pháp sáng tạo hữu ích cho chiến lược marketing.

B2C – Cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn

B2C được biết đến là một trong những mô hình bán hàng phổ biến và được biết đến rộng rãi từ những năm cuối thập niên 90. Đây là loại hình giao dịch của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ với người tiêu dùng cuối cùng.

B2C mô hình kinh doanh phổ biến và rộng rãi
B2C mô hình kinh doanh phổ biến và rộng rãi

Cách tiếp cận truyền thống của B2C là hình thức chào bán về những sản phẩm và dịch vụ khác nhau tới khách hàng. Đó có thể là dịch vụ ăn uống, mua sắm tại các cửa hàng tại các trung tâm thương mại hay là trả tiền cho hàng tiêu dùng nhanh. 

Với sự phát triển của công nghệ 4.0 đã thay đổi hình thức tiếp cận của B2C đến với khách hàng thành một diện mạo hoàn toàn mới. Dưới hình thức thay đổi là bán hàng qua các trang thương mại điện tử hoặc bán hàng hóa và dịch vụ thông qua Internet.

Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn mô hình kinh doanh B2C sẽ mang lại một số lợi ích như:

  • Giúp tiết kiệm được một số chi phí như: thuê mặt bằng, nhân viên quản lý cho việc bán hàng cho doanh nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi nhằm hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho khách hàng bởi không bị giới hạn về vị trí địa lý bán hàng.
  • Người tiêu dùng dễ dàng trong việc tìm hiểu thông tin và lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ trong mọi lúc, mọi nơi. 

Từ những lợi ích trên, hiện nay, trên thị trường cạnh tranh ngày nay có một số doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh B2C để đối đầu với các thương hiệu lớn như: Shopee, Lazada và Tiki.

=> Xem ngay: 6 bí quyết triển khai Digital Marketing cho Startup

B2B – Hỗ trợ thương hiệu lớn đi lên

Khác với B2C, B2B là mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ cung cấp trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ đến đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp khác.

B2B và lợi ích trong kinh doanh
Chiến lược hỗ trợ B2B là cách giúp Startup chinh phục các thương hiệu lớn

Một số sản phẩm, dịch vụ B2B tiếp cận bao gồm thương mại điện tử và một số giao dịch diễn ra trong thực tế từ phần mềm thống kê hóa đơn mua hàng đến một số dịch vụ phổ biến khác trên thị trường.

Mô hình B2B được biết đến và phát triển mở rộng dựa trên một số lợi ích và hiệu quả mang lại như:

+ Tạo được niềm tin, xây dựng uy tín và kết nối các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.

+ B2B giảm được chi phí và tiết kiệm thời gian trong giao dịch và thể hiện được tính công khai, minh bạch trong những hoạt động của doanh nghiệp.

Trong thời đại 4.0 ngày nay, mô hình B2B sẽ giúp hỗ trợ cho các thương hiệu trong việc phát triển và khai thác sâu tạo cơ hội để doanh nghiệp có bước đột phá mới.

Hiện nay tại Việt Nam, một thương hiệu lớn đã sử dụng mô hình kinh doanh này để xây dựng độ nhận diện thương hiệu ngày càng mạnh mẽ hơn trên thị trường cạnh tranh như: Thiên Long, Vinamilk và Dell.

Xem thêm: Mô hình Marketing B2B là gì?

Startup B2B “phá cách” với công thức “giải quyết hộ” cho Big Brand

Xu hướng Startup B2B ngày càng càng trở nên phổ biến và được nhiều doanh lựa chọn bởi nhiều ưu điểm vượt trội do sự thay đổi của thị trường.

 Xu hướng Startup B2B “phá cách” giúp chinh phục các thương hiệu lớn
 Xu hướng Startup B2B “phá cách”

Cụ thể, thời đại kỹ thuật- công nghệ ngày càng tiên tiến và hiện đại đã tạo động lực cho các doanh nghiệp lớn tìm kiếm những đối tác mới, những doanh nghiệp có thể kết nối giúp cho họ giải quyết được những vấn đề một cách hiệu quả.

Từ những lợi ích trên, doanh nghiệp cần tìm hiểu và bắt đầu hợp tác cùng những doanh nghiệp có thể giúp tạo ra tác động tích cực đến kết quả kinh doanh. Từ đó sẽ xây dựng được mối quan hệ hợp tác và tăng giá trị nhân diện của thương hiệu.

Thông qua bài viết này, Navee hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về cách startup B2B chinh phục thương hiệu lớn và có thể áp dụng tốt vào những kế hoạch startup sắp tới của mình để có được kết quả tốt nhất.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ NGAY
    close-link