Án phạt Google Panda là gì? Nguyên nhân và Cách khắc phục

4.5
(4)

Án phạt Google Panda được giới thiệu vào 2011, là một trong những bản cập nhật quan trọng nhất của Google, có ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của các trang Web.

Bản cập nhật Panda là một phần của thuật toán tìm kiếm cốt lõi của Google.
Bản cập nhật Panda là một phần của thuật toán tìm kiếm cốt lõi của Google.

Về cơ bản, thuật toán Google là hệ thống xếp hạng được thiết kế để phân tích hàng tỷ trang Web. Điều này cho phép công cụ tìm kiếm Google hiển thị các kết quả phù hợp và hữu ích nhất cho người dùng chỉ trong vòng một phần giây. Trong đó, mục tiêu chính của bản cập nhật Panda, hay án phạt Google Panda là cải thiện kết quả tìm kiếm. Bản cập nhật này sẽ lọc ra các trang Web không đạt tiêu chuẩn, là một phần của thuật toán tìm kiếm cốt lõi của Google.

Án phạt Google Panda là gì?

Thuật toán Google Panda, hay còn được biết đến là án phạt Google Panda. Đây là một hệ thống xếp hạng phức tạp nhằm tìm kiếm các trang Web có nội dung chất lượng cao. Đồng thời thưởng cho các trang Web chất lượng cao. Trong khi đó, thuật toán này sẽ giảm tỉ lệ xuất hiện của Website chất lượng thấp trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

Các Website có tốc độ tăng trưởng tốt vẫn có khả năng bị dính án phạt Panda. Trong quá trình thuật toán Panda cập nhật, không ít Website bị rớt hạng và lặp lại tình trạng này trong thời gian dài. Trường hợp này, có thể là nội dung trang Web không đủ hữu ích, không thuyết phục với Google.

Vì sao án phạt Google Panda được tạo ra?

Án phạt Google Panda giúp lọc trang Web chất lượng để hiển thị cho người dùng.
Án phạt Google Panda giúp lọc trang Web chất lượng để hiển thị cho người dùng.

Người dùng có thể dễ dàng thừa nhận nội dung ít giá trị, chất lượng thấp của một trang Web. Tuy nhiên, đối với các công cụ tìm kiếm, họ luôn muốn mang đến những nội dung chất lượng cao, hữu ích. Đó là lý do án phạt Google Panda ra đời.

Google đã tạo ra thuật toán Panda để thưởng cho các trang Web sản xuất nội dung chất lượng cao, giảm bớt các trang Web cung cấp nội dung chất lượng thấp.

Mức độ chất lượng từ nội dung trên trang Web ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của người dùng khi duyệt qua các kết quả tìm kiếm. Mục đích của Google là cải thiện điều này cho hàng triệu người dùng nền tảng để họ có thể tìm thấy thông tin hữu ích và có liên quan trực tiếp.

Có thể nói, Google Panda đã thay đổi cuộc chơi trong thế giới sáng tạo nội dung. Người dùng đã được hưởng lợi từ thuật toán kể từ khi nó được phát hành vào năm 2011. 

Nguyên nhân gây nên án phạt Google Panda?

Thuật toán Panda khá chú trọng đến nội dung của Website.
Thuật toán Panda khá chú trọng đến nội dung của Website.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Website bị dính án phạt Google Panda. Nhìn chung, án phạt này sẽ bị áp dụng nếu trang Web có chất lượng thấp. Một số thành tố làm giảm chất lượng trang Web như sau:

  • Nội dung không có giá trị cao, không hữu ích: Đây có thể là nội dung trùng lặp, văn bản được sao chép từ các trang Web khác hoặc được gọi là “nội dung mỏng”.
  • Tín hiệu tiêu cực của người dùng: Tỷ lệ thoát cao hoặc thời lượng truy cập thấp hơn có thể là tín hiệu kích hoạt bộ lọc chất lượng Google Panda.
  • Mối quan hệ không cân bằng giữa quảng cáo với nội dung: Nếu việc quảng cáo có ảnh hưởng quá nhiều đến việc sử dụng trang Web, nó có thể làm xấu đi trải nghiệm người dùng. Một trang có quá nhiều Banner, Video,… quảng cáo không liên quan, người dùng có thể nhanh chóng thoát trang.
  • Mật độ từ khóa cao: Nếu một từ khóa xuất hiện quá thường xuyên, bị nhồi nhét tần suất dày đặc, đây có thể là dấu hiệu của nội dung kém chất lượng.
  • Thông tin Meta không liên quan: Nếu các yếu tố như tiêu đề hoặc mô tả không phù hợp với nội dung của trang Web, hoặc có quá nhiều từ khóa, đây có thể là tín hiệu chất lượng tiêu cực đối với Google. Lúc này, trang của bạn có thể bị dính án phạt Google Panda.
  • Liên kết đến có chất lượng kém: Nếu một trang Web không có Backlink, hoặc chúng có chất lượng kém, chúng có thể dễ bị Google đánh giá xấu.

23 câu hỏi giúp tối ưu Website tránh Google Panda

Để tránh Google Panda, bạn có thể tận dụng các thông tin đã được Amit Singhal chia sẻ. Amit là trưởng bộ phận tìm kiếm của Google, đã xuất bản một bài đăng trên blog của Trung tâm quản trị trang web của Google có tên Hướng dẫn khác về cách xây dựng các Website chất lượng cao.

Thông qua đó, người dùng có thể hiểu được sơ lược Google thích hay không thích trang Web nào. Cụ thể, Amit đã thống kê 23 câu hỏi bạn nên tự cân nhắc khi muốn tìm hiểu lý do tại sao một trang Web bị ảnh hưởng bởi án phạt Google Panda

Các câu hỏi giúp tối ưu trang Web và tránh án phạt Google Panda:

Tăng độ tin cậy của trang Web sẽ giúp bạn tránh án phạt Google Panda.
Tăng độ tin cậy của trang Web sẽ giúp bạn tránh án phạt Google Panda.

Có thể phân ra thánh 4 loại đối tượng mà những câu hỏi này nhắm tới:

Câu hỏi về chất lượng nội dung

  • 1. Bài viết này được viết bởi một chuyên gia hoặc một người đam mê hiểu rõ về chủ đề, hay nó chỉ là những thông tin nông cạn, thiếu chuyên môn?
  • 2. Trang Web có các bài viết trùng lặp, chồng chéo hoặc dư thừa không? Có tồn tại các chủ đề giống hoặc tương tự với các biến thể từ khóa hơi khác nhau không?
  • 3. Bài viết này có lỗi chính tả, văn phong hay sai thực tế không?
  • 4. Các chủ đề có được thúc đẩy bởi sở thích, nhu cầu thực sự của người đọc không? Hay bạn tạo ra nội dung bằng cách cố gắng đoán những gì có thể xếp hạng tốt trong các công cụ tìm kiếm?
  • 5. Bài viết có cung cấp thông tin chính thống, nội dung từ các báo cáo, nghiên cứu, hoặc bài phân tích chính xác không?
  • 6. Trang có cung cấp giá trị đáng kể hơn khi so sánh với các trang khác trong kết quả tìm kiếm không?
  • 7. Bài viết có đề cập đến cả hai mặt của một vấn đề không?
  • 8. Nội dung có phải được sản xuất hàng loạt không? Hay chúng được thuê ngoài với số lượng lớn, do đó các trang riêng lẻ không nhận được nhiều sự chú ý hoặc quan tâm?
  • 9. Bài viết này có cung cấp mô tả đầy đủ về chủ đề không?
  • 10. Bài viết có cung cấp những phân tích sâu sắc hoặc thông tin thú vị không?
  • 11. Các bài viết có quá ngắn, hay không quan trọng, thiếu các chi tiết cụ thể hữu ích không?
  • 12. Các trang trên Web có được tạo cẩn thận, chú ý đến chi tiết không?

Câu hỏi về mức độ cập nhật thông tin

  • 13. Bạn kiểm soát chất lượng nội dung như thế nào, có được thực hiện tốt và thường xuyên không?
  • 14. Bài viết đã được biên tập chỉnh sửa tốt chưa, hay còn cẩu thả, sản xuất vội vàng?

Câu hỏi về bảo mật và bản quyền

  • 15. Bạn có thoải mái khi cung cấp thông tin thẻ tín dụng của mình cho trang Web này không?
  • 16. Trang Web có được công nhận về bản quyền về các chủ đề của mình không? Nói cách khác, nội dung của bạn có phải là duy nhất, được phép sử dụng không?
  • 17. Đây có phải là trang Web bạn muốn chia sẻ, hay giới thiệu với bạn bè hay không?

Câu hỏi về trải nghiệm người dùng

  • 18. Đối với một truy vấn liên quan đến sức khỏe, bạn có tin tưởng thông tin từ trang Web này không?
  • 19. Khi đề cập đến tên trang Web, bạn có nhận ra trang Web này là một nguồn đáng tin cậy không?
  • 20. Bài viết này có quá nhiều quảng cáo làm mất tập trung, hoặc can thiệp vào nội dung chính hay không?
  • 21. Bạn có mong đợi xem bài viết trên một tạp chí hay sách không?
  • 22. Người dùng có phàn nàn khi họ xem các trang từ Website không?
  • 23. Bạn có tin tưởng những thông tin được trình bày trong bài viết?

Checklist tối ưu Content giúp tránh án phạt Google Panda

Bạn nên tối ưu nội dung để tăng chất lượng cả trang Web, giúp tăng thứ hạng dễ hơn.
Bạn nên tối ưu nội dung để tăng chất lượng cả trang Web, giúp tăng thứ hạng dễ hơn.

Để tối ưu và tận dụng tốt nội dung trên Website, bạn có thể làm theo Checklist được tổng hợp sau đây.

  • Đảm bảo giá trị và chất lượng của nội dung.
  • Nội dung phải đáng tin cậy, đúng sự thật.
  • Nội dung thực tế, chuyên nghiệp bằng cách tham khảo những chia sẻ của chuyên gia. 
  • Kiểm tra nội dung trùng lặp. Tránh xảy ra tình trạng Keyword Cannibalization.
  • Ngữ pháp và văn phong: Việc sai chính tả, ngữ pháp sẽ làm mất đi tính chuyên nghiệp của bài viết.
  • Nội dung thiên vị: Các nội dung “nói quá” về doanh nghiệp của mình, dùng các Fake User để đánh bóng thương hiệu có thể gây tác dụng ngược. Bởi Google sẽ nhận ra điều này và trang Web có thể bị án phạt Google Panda.
  • Authority: Bạn cần cải thiện độ tin cậy của trang Web để tăng cường khả năng hiển thị thông qua thuật toán Google Panda. Bạn có thể nhận Backlink từ các nguồn uy tín để cải thiện chỉ số Authority này.
  • Đảm bảo nội dung mạch lạc, chỉn chu. 
  • Thông tin thú vị và sâu sắc: Giúp thu hút khách hàng, giảm tỷ lệ thoát, mang lại nhiều tác động tích cực cho SEO.
  • Hãy tạo nội dung mà bạn sẵn sàng và có thể chia sẻ.
  • Đừng quảng cáo quá mức.
  • Phù hợp truy vấn của người dùng: Hãy chèn các từ khóa mục tiêu trong các tiêu đề, URL, nội dung,… Tuy nhiên, bạn cần tránh nhồi nhét quá nhiều từ khóa, vì Google Panda có thể trừng phạt Web vì điều này. 

Kết luận

SEO là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chú ý liên tục đến từng chi tiết trong mọi khía cạnh của trang Web. Quản trị viên Web, SEOer hay các công ty cung cấp dịch vụ seo website chuyên nghiệp cần thiết kế trang Web sao cho cung cấp giá trị cho người dùng. Điều này bao gồm nội dung chất lượng cao và độc đáo. Đồng thời, chủ sở hữu trang Web cũng cần cẩn thận những liên kết đến trang chủ của bạn. Các yếu tố này sẽ giúp bạn tránh án phạt Google Panda, giúp xếp hạng trang Web cao hơn.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 4.5 / 5. Lượt bình chọn: 4

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link