Influencer Marketing hiện đang là một trong những xu hướng quảng bá. Vậy thực chất, giải pháp Influencer Marketing là gì? Giải pháp này có thực sự mang lại hiệu quả? Hãy theo dõi sau đây.
Influencer Marketing đang là một xu hướng được cả thế giới theo dõi và đón nhận. Khi du nhập về Việt Nam, một số chiến dịch Influencer Marketing đã không thực hiện đúng cách, gián tiếp làm giảm hiệu quả Marketing muốn đạt được.
Influencer Marketing là gì?
Influencer Marketing đang là một trong những xu hướng được nhiều doanh nghiệp theo đuổi. Bởi nó không chỉ mang lại hiệu quả tối ưu mà còn kéo theo đó là hiệu ứng lâu dài.
Quá phổ biến cũng không phải là điều tốt
Nội dung đa dạng, giải đáp được thắc mắc của khách hàng, chân thực và khách quan chính là những tiêu chí khiến bài đăng của Influencer hiệu quả hơn
Người dùng ngày càng thông minh, vì thế, doanh nghiệp không thể “mồi chài” họ bằng một nội dung chán ngắt, xuất hiện dày đặc trên bài đăng của rất nhiều influencer. Điều này sẽ làm họ cảm thấy mệt mỏi và nhanh chóng lướt đi, mỗi khi bài đăng về doanh nghiệp xuất hiện trên dòng thời gian. Cách làm này không những không hiệu quả, mà còn nhanh chóng đánh mất đi giá trị lớn nhất của doanh nghiệp: lòng tin khách hàng.
Để tránh được điều này, doanh nghiệp ngoài cần đầu tư chọn lựa influencer phù hợp, còn phải đầu tư về nội dung đăng tải của các influencer này. Nhãn hàng nên tập trung phát triển những nội dung phong phú, đa dạng, đánh đúng vào tâm lý và những khúc mắc, rắc rối của khách hàng. Trả lời được những câu hỏi đó, cùng với tầm ảnh hưởng của các influencers, nhãn hàng không chỉ cũng cố niềm tin nơi khách hàng mà còn nhanh chóng gia tăng tỉ lệ chuyển đổi thành đơn mua.
Các con số “siêu to khổng lồ” chưa hẳn là tốt
Influencer Marketing có Followers “siêu to khổng lồ”
Chắc hẳn bạn đã không ít lần nghe về các dịch vụ hack follower trên các kênh Facebook, Instagram,… Sự thật sờ sờ là thế, thế nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đành nhắm mắt cho qua mà “đâm đầu” vào những influencers có số follower cao. Thực trạng chảy máu ngân sách Marketing vào những người ảnh hưởng loại này, thực ra đã có từ mười năm trước.
Theo khảo sát của Points North Group vào tháng 04/2018, chuỗi khách sạn Mỹ Ritz-Carlton là cái tên đứng đầu danh sách 10 thương hiệu sử dụng Influencer có nhiều followers giả mạo nhất. Chuỗi khách sạn Mỹ này, sở hữu con số đau thương với số lượng followers giả mạo lên đến 78%. Tỉ lệ “siêu to khổng lồ” này, cũng xem như đã đem những công sức, ngân sách Influencer Marketing “siêu to khổng lồ” của công ty, đổ sông để bể.
Làm thế nào để chọn được những influencers chất lượng, ít follow ảo trên thị trường? Nhãn hàng có thể tham khảo những hồ sơ influencers đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt. Theo đó, SocialLift cũng định nghĩa những hồ sơ này là “Qualified Influencer”, kèm theo một số điều kiện như: không mua likes, hoạt động tích cực trong vòng ít nhất 3 tháng,… Đây mới xứng đáng là những hồ sơ người ảnh hưởng đại diện cho nhãn hàng, giúp nhãn hàng thực hiện chuyển đổi thành công, hiệu quả, với xác suất cao.
Influencer Marketing có lượt tương tác “khổng lồ”
Nếu follower mua được, thì tương tác cũng là thứ có thể mua được. Vì vậy, like và share bài post, không phải là căn cứ mà các marketers có thể dựa vào để đánh giá một influencer. Trước thực trạng này, các doanh nghiệp sử dụng Influencer Marketing đã bắt đầu yêu cầu nhiều hơn là những tương tác ảo, cụ thể, họ bắt đầu tập trung vào kết quả mua hàng và mong muốn những khách hàng này thực hiện động thái mua hàng. Tuy nhiên, đây là thứ rất khó có thể đo đạc và cho ra tỉ lệ chuyển đổi chính xác giữa mối quan hệ của influencer với tổng các đơn hàng của doanh nghiệp.
Vì vậy, người ta thực hiện đo lượng tương tác của influencer chính xác hơn qua hai chỉ số. Đó là chỉ số về cảm nhận tích cực (Sentiment Score) và tỉ lệ tương đồng giữa nội dung bình luận với nội dung bài đăng (Resonance Score).
Ví như bài post của Ninh Dương Lan Ngọc nói về một dòng xe mới ra mắt, nhận được hơn 34000 lượt tương tác và hơn 171 lượt chia sẻ, nhưng trong phần bình luận lại hầu hết là: “Chị đẹp xuất sắc” nghĩa là bài đăng này có Resonance Score thấp. Điều này có nghĩa là khán giả không quan tâm mấy đến sản phẩm/nhãn hàng mà influencer chia sẻ.
Influencer Marketing phù hợp sản phẩm, dịch vụ
Thay vì chỉ chăm chăm chọn Influencer Marketing nổi tiếng, hãy chọn Influencer phù hợp với doanh nghiệp
Khi triển khai một kế hoạch Influencer Marketing, sở thích cá nhân là điều tối kị. Các marketers thường có xu hướng chọn một KOL mình yêu thích, hay những người mà mình thường xuyên quan tâm, theo dõi. Điều này đi ngược lại với lợi ích của doanh nghiệp vì chưa chắc, influencer này đã có thể chạm đến được tệp khách hàng mà doanh nghiệp mong muốn.
Cụ thể, các hãng đồ lót nữ thường sử dụng Micro-influencer là các hot girl, nhưng lại thường quên mất follower của họ phần lớn là nam giới. Hay một thương hiệu thời trang nổi tiếng lại chọn influencer là các cầu thủ – những người vốn được cộng đồng biết đến với hình ảnh quần sọc, giày thể thao chứ không phải là quần jean, giày tây.
Có một chỉ số đo lường gọi là Relevance Score để xác định liệu influencer có phù hợp hay không. Chỉ số này được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 100. Chỉ số càng lớn, mức độ liên quan của người ảnh hưởng đến nhãn hàng/ngành hàng càng cao. Doanh nghiệp có thể dùng cách thô sơ hơn, suy xét đến những câu hỏi dưới đây khi lựa chọn một influencer đại diện:
Hình ảnh, phong cách của họ có phù hợp với hình ảnh thương hiệu không?
Họ có đang làm đại diện cho đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp?
Đối tượng khách hàng của doanh nghiệp có tương tác nhiều và tích cực trên nền tảng mà influencer hoạt động không?
Trên đây là những sai lầm thường gặp và bí quyết tránh khỏi khi áp dụng Influencer Marketing. Thông qua bài viết này, hy vọng doanh nghiệp sẽ tìm thấy hướng đi đúng đắn cho mình trong trào lưu này. Đồng thời, nhãn hàng cũng sẽ chọn được những influencer phù hợp, nhanh chóng gia tăng giá trị, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
Hãy để lại thông tin của bạn