Đừng chỉ tập trung vào các con số khi làm SEO. Hãy tạo Content SEO hướng tới khách hàng, hiểu đúng Insight để đạt thành công bền vững cho chiến dịch tối ưu.
Thấu hiểu khách hàng là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo nên sự thành công của chiến dịch tiếp thị hay SEO. Đây cũng là điều kiện đủ để doanh nghiệp bán được hàng. Bài viết sẽ hướng dẫn người đọc làm Content SEO nhắm đúng đối tượng khách hàng và Insight của họ.
Tổng quan về Insight khách hàng
Khi đưa ra các quyết định tiếp thị, kinh doanh, việc hiểu và sử dụng thông tin Customer Insight có thể tăng sự hài lòng của khách hàng, thúc đẩy doanh thu và tạo ra lợi nhuận, giá trị lâu dài hơn.
Insight khách hàng là gì?
Insight khách hàng là những mong muốn, suy nghĩ thật sự được ẩn giấu sâu bên trong của khách hàng. Doanh nghiệp cần thấu hiểu những mong muốn thầm kín này, tạo nên sự khác biệt và giải quyết được “nỗi đau của khách hàng” để làm họ thỏa mãn, thêm tin tưởng và mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Insight còn giúp doanh nghiệp hiểu vì sao khách hàng thích hoặc không quan tâm thương hiệu, sản phẩm của bạn. Từ đó, bạn có thể để tạo, phát triển các trải nghiệm tốt nhất để giữ chân khách hàng.
Để tìm hiểu Insight khách hàng, bạn có thể tham khảo một số nhiệm vụ cần thực hiện sau:
- Xác định đối tượng mục tiêu.
- Tìm hiểu xem họ có thói quen, sở thích, mong muốn gì,…
- Xác định hành vi mua hàng.
- Tìm hiểu những yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của họ.
Xác định đúng Insight khách hàng mang lại lợi ích gì?
Xác định đúng Insight mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
- Giúp gia tăng thị phần: Khi đặt nhu cầu khách hàng làm trung tâm, doanh nghiệp sẽ dễ nhận được sự ủng hộ của người dùng hơn. Từ đó, bạn có thể tối đa hóa doanh số và tăng lợi nhuận đáng kể. Hơn thế nữa, nếu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ tốt hơn đối thủ thì cũng góp phần giúp tăng thị phần sản phẩm.
- Tăng lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu: Doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai nếu nghiên cứu tốt Insight khách hàng. Ngoài ra, dựa vào đó bạn còn có thể chuẩn bị trước kỹ năng, công cụ cần thiết để phục vụ người dùng tốt hơn , đạt lợi thế cạnh tranh.
- Thay đổi, điều chỉnh chiến lược phù hợp từng giai đoạn phát triển: Doanh nghiệp khi phân tích và hiểu rõ Insight khách hàng trong mỗi giai đoạn khác nhau sẽ giúp xác định mong muốn của họ tương ứng trong từng thời điểm đó. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dự đoán nhu cầu của họ trong tương lai và đề xuất những thay đổi tương ứng, hợp xu hướng.
Nhược điểm của Insight khách hàng
Bên cạnh các ưu điểm tuyệt vời, Insight khách hàng cũng có một vài điều hạn chế bạn nên lưu ý:
- Khách hàng đôi khi thay đổi sở thích rất nhanh khiến thương hiệu khó theo kịp. Việc nghiên cứu, quảng bá sản phẩm mới, loại bỏ sản phẩm cũ rất tốn kém và khó đảm bảo doanh thu, lợi nhuận về lâu dài.
- Customer Insight có thể được thống kê dưới dạng dữ liệu trực quan. Tuy nhiên, nói về ý định của người dùng, vẫn sẽ có những yếu tố mà không có lượng dữ liệu nào có thể diễn giải được. Để có cái nhìn chuẩn xác nhất, doanh nghiệp cần nghiên cứu cả kết quả Online và Offline.
- Customer Insight chỉ có thể đúng với một phân khúc khách hàng cụ thể nào đó chứ không thể áp dụng cho mọi kiểu khách hàng.
Làm thế nào để xác định đúng Insight khách hàng khi thực hiện chiến lược Content SEO?
Việc hiểu đúng Insight khách hàng không hề đơn giản. Các nhà tiếp thị cần dựa vào sự kết hợp của dữ liệu định tính và định lượng để rút ra những hiểu biết sâu sắc về khách hàng. Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm Customer Insight qua các bước sau:
- Bước 1: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu. Ở bước này, bạn cần phác thảo được những đặc điểm nổi bật của đối tượng mục tiêu Ví dụ như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, thói quen mua hàng, hành vi,…
- Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu. Hãy tìm những nhu cầu thầm kín của khách hàng mục tiêu, những gì ẩn trong tâm trí hoặc cảm xúc của khách hàng.
- Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Bạn nên tìm hiểu xem đối thủ đang chạy những chiến lược quảng cáo, truyền thông gì. Bên cạnh đó, hãy phân tích xem họ đang hướng vào yếu tố tâm lý, nhóm nhu cầu nào của khách hàng mục tiêu.
- Bước 4: Tiến hành khảo sát thực tế. Những khảo sát thực tế sẽ giúp các Marketing thu thập thông tin để xác định Insight của khách hàng. Các Content SEO của bạn cho khảo sát cần được sản xuất chuyên nghiệp, khơi gợi khách hàng khám phá ra nhu cầu, “nỗi đau” thật sự.
- Bước 5: Tổng hợp thông tin, số liệu. Bạn cần có quy trình để lưu lại dữ liệu trên hệ thống. Hãy đảm bảo chúng chính xác, khách quan và có thể dễ dàng tổng hợp lại.
- Bước 6: Phân tích số liệu với những giải pháp phù hợp. Quá trình phân tích càng cẩn thận, kết quả đưa ra càng chính xác.
- Bước 7: Xác định Insight khách hàng. Sau quá trình nghiên cứu số liệu, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để xác định Customer Insight.
Một số lưu ý khác khi làm Content SEO
Một trong những lưu ý quan trọng đó là cần đảm bảo tuyệt đối chính xác về nội dung. Google đã đưa ra những quy chuẩn về Content, Website (E-A-T), cập nhật thuật toán để loại bỏ những nội dung không chính xác, không được kiểm chứng về chuyên môn. Chỉ có các trang uy tín, có bài viết được chứng thực bởi các chuyên gia mới được an toàn.
Theo quy chuẩn E-A-T của Google, nội dung được viết bởi những chuyên gia hoặc các tổ chức được công nhận trong ngành sẽ được đánh giá là uy tín và chất lượng. Do đó, bài viết của bạn nên có thông tin người tham vấn chuyên môn để Google biết nội dung của bạn là uy tín. Ngoài ra, đừng quên kiểm duyệt lại các nội dung trước khi xuất bản.
Để đảm bảo Content SEO đảm bảo tính chính xác, doanh nghiệp cần tham vấn ý kiến chuyên gia hoặc nhờ họ sản xuất nội dung. Hãy viết nội dung, làm SEO và kinh doanh hướng đến Insight khách hàng để mang lại lợi ích cao cho doanh nghiệp.
Hãy để lại thông tin của bạn