Trước khi đầu tư ngân sách làm SEO, hay chạy quảng cáo Google, Facebook… điều bắt buộc bạn cần làm là tối ưu hóa Website bán hàng của mình.
Với các bước tối ưu hóa cho giải pháp gia tăng chuyển đổi mua hàng trên Website dưới đây, Navee hi vọng các chủ doanh nghiệp sẽ có thể áp dụng và khắc phục những điểm yếu trên trang Web bán hàng của mình, từ đó cải thiện doanh thu tốt hơn.
Các bước tối ưu hóa Website thân thiện người dùng
Cách làm dễ nhất để tối ưu hóa Website là chính bản thân bạn hãy đóng vai là một khách hàng. Sau đó sử dụng trang Web của mình, để cảm nhận suy nghĩ của khách hàng để biết họ quan tâm những thông tin như thế nào?
- Thông tin liên hệ với người bán
- Các sản phẩm đang khuyến mãi
- Các sản phẩm mới, bán chạy
- Các lợi ích sản phẩm hấp dẫn
- Các chính sách ưu đãi về mua hàng, vận chuyển, cam kết đổi/trả…
- Giá cả sản phẩm thế nào, vận chuyển mất bao lâu
- Sản phẩm có uy tín hay không (thông qua các chứng thực)
- Website có dễ sử dụng, có giúp họ tìm thấy thông tin ngay lập tức không?
Khi làm được những điều trên, có nghĩa rằng Website của bạn đang được tối ưu rất tốt.
Cách tốt nhất để tối ưu hóa giao diện Website luôn đẹp và chuyên nghiệp, với ảnh sản phẩm lớn, ảnh chất lượng cao.
Một Website tối ưu là Website có khả năng giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc kiểm tra nội dung trang Web và tìm thấy các sản phẩm mà họ thích một cách nhanh chóng.
1. Tối ưu Website phần mô tả sản phẩm
Thông thường việc chạy quảng cáo mọi người sẽ hay điều hướng đến các trang đích: Trang chủ, trang danh mục hoặc là trang sản phẩm chi tiết. Và dù là trang nào thì việc tối ưu hóa Website cho phần này vẫn hết sức quan trọng, bởi mọi dẫn dắt, cố gắng của bạn đều là điều hướng khách hàng vào trang chi tiết để xem sản phẩm.
Nếu nội dung quảng cáo thân thiện, có tính thuyết phục cao, thông qua những lợi ích mà bạn đưa ra cho khách hàng, chắc chắn họ sẽ mua hàng.
2. Tối ưu phần thông tin liên hệ
Cách để tăng sự uy tín trong mắt khách hàng chính là các nhà doanh nghiệp nên cập nhật thêm thông tin liên hệ của mình.Ví dụ như: hiển thị số điện thoại, thông tin chủ doanh nghiệp và các Email liên hệ.
Điều đó tạo cho họ cảm giác rằng nếu có bất kỳ vấn đề gì với sản phẩm hoặc cửa hàng của bạn, chỉ cần một cuộc gọi điện thoại là họ sẽ được giúp đỡ.
Thêm nữa, bắt buộc Website bán hàng cần cài đặt một phần mềm chat live nào đó. Ví dụ như Live chat, Facebook live chat… Để khách hàng dễ dàng trò chuyện với bạn khi họ chưa rõ ràng về một thông tin nào đó, hoặc muốn liên hệ đặt hàng.
3. Hiển thị đầy đủ các ưu đãi có lợi cho khách hàng
Bạn có thể nhận thấy những trang thương mại điện tử hàng đầu hiện nay, họ đều hiển thị rất rõ ràng các chính sách/ưu đãi có lợi cho khách mua hàng. Chẳng hạn như miễn phí vận chuyển, chính sách hoàn trả linh hoạt…
Đó là một cách tuyệt vời để thu hút người mua hàng. Tạo thêm cho họ động lực và lý do chính đáng vì sao nên mua hàng từ Website của bạn.
Nếu bạn miễn phí vận chuyển, đi kèm một chính sách hoàn trả tuyệt vời, đưa ra một sự đảm bảo giá cả. Hay làm bất cứ điều gì khác để có thể giúp khách hàng quyết định mua hàng của bạn. Hãy đảm bảo những nội dung này được hiển thị to, rõ ràng và đầy tự hào ngay trên trang chủ của bạn.
4. Tối ưu hóa Website rõ ràng phần giá cả và phí vận chuyển
Tối ưu hóa Website về phần giá cả và phí vận chuyển phải hết sức minh bạch là một bước tối ưu quan trọng.
Hãy đảm bảo rằng giá cả của sản phẩm được quy định rõ ràng, cho dù là trên trang chủ hay trên trang sản phẩm.
Nếu có thể, hãy cố gắng tính toán thuế và phí vận chuyển thêm vào giỏ hàng. Để khách hàng của bạn biết giá cuối cùng trước khi chúng được chuyển sang trang thanh toán.
5. Tối ưu Website phần đối tác, khách hàng lớn
Bằng cách liên kết cửa hàng của bạn với các nhóm và các thương hiệu mua sắm tin cậy, một số người sẽ tin tưởng hơn ở bạn. Các nghiên cứu cho thấy doanh số bán hàng trực tuyến có thể tăng lên đến 36% khi một trang Web bán lẻ hiển thị các chứng nhận uy tín quen thuộc.
Do đó, hãy lấy xác nhận của các nhóm đại diện, chẳng hạn như các đối tác, tổ chức liên kết uy tín, khách hàng lớn, những chứng thực từ cơ quan thẩm quyền (chẳng hạn như đạt chuẩn Iso, các giải thưởng, vệ sinh an toàn thực phẩm…)… Sau đó hiển thị logo của họ nổi bật trên đầu trang hoặc chân trang Web.
6. Tối ưu Website phần chứng thực: Ý kiến khách hàng
Bạn có thể lấy một vài đánh giá hay nhất và thêm ngay vào trang chủ của bạn theo hình thức trích dẫn lời chứng thực.
Sẽ tốt hơn nếu bạn có được một bức ảnh đi cùng với trích dẫn và tên của khách hàng. việc thấy được những người thực sự đã mua và yêu thích các sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ làm tăng uy tín của bạn với khách hàng.
7. Trang giới thiệu cửa hàng
Một cách để tạo sự khác biệt cho cửa hàng của bạn so với các đối thủ cạnh tranh là kể câu chuyện độc đáo của bạn.
Cách dễ nhất để làm điều đó là một giới thiệu cửa hàng mà bạn liên kết đến trên thanh điều hướng của trang Web.
Nhiều nền tảng thương mại điện tử tích hợp sẵn trang Giới thiệu cửa hàng khiến mọi việc đặc biệt dễ dàng. Nhưng ngay cả khi nền tảng bạn lựa chọn không tích hợp, việc này cũng đáng để nỗ lực.
Qua bài viết này, Navee mong sẽ mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích giúp các nhà bán hàng online sẽ có những giải pháp gia tăng chuyển đổi mua hàng trên Website hiệu quả nhất. Trong mùa dịch này, đây sẽ là những cách để giúp Website bạn có thể thu hút khách hàng hơn khi họ chỉ có thể truy cập Website và mua hàng online.
Hãy để lại thông tin của bạn