Đại dịch Covid-19 đưa thế giới vào một khủng hoảng lớn. Kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp cũng đứng trước thách thức khổng lồ khi sản xuất đình trệ, doanh thu sụt giảm. Nếu không linh động ứng phó, doanh nghiệp có thể bị bỏ lại phía sau, thậm chí khó tồn tại được. Tuy nhiên, vẫn có những bí quyết giúp doanh nghiệp gia tăng “đề kháng” để tồn tại qua đại dịch Covid-19. Doanh nghiệp cần xem xét nguồn lực và đưa ra phương án vượt qua khó khăn này.
Những ngành chịu tác động tiêu cực từ Covid-19
Đại dịch Covid-19 làm thị trường tiêu thụ bị co hẹp, sụt giảm doanh thu của nhiều ngành nghề. Trong đó, những lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp chậm, hoặc khó chuyển đổi, không thể chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả. Các lĩnh vực như F&B, du lịch, dịch vụ, hàng không, khách sạn nguồn thu bị sụt giảm nghiêm trọng. Các ngành sản xuất như dệt may, da giày cũng khó đảm bảo công việc cho người lao động vì thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, mất nguồn tiêu thụ sản phẩm. Khu vực dịch bị tác động mạnh nhất, đặc biệt là các nhóm ngành liên quan đến vận tải, du lịch, lưu trú và ăn uống. Lượng khách quốc tế trong tháng 2/2020 giảm 49,8% so với tháng trước, chỉ đạt khoảng 1 triệu lượt khách. Hàng loạt khách sạn, nhà hàng ăn uống, thậm chí những chuỗi cửa hàng lớn có tiềm lực mạnh cũng phải cắt giảm nhân công, hoạt động cầm chừng, khó khăn.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử cũng đang gặp khó khăn lớn bởi linh kiện của ngành phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc, những nơi dịch bệnh hoành hành mạnh nhất. Cùng trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn khi nông sản không thể xuất khẩu.
Doanh nghiệp nào hưởng lợi từ Covid-19?
Bên cạnh những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, cũng có không ít doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội trong thời điểm này. Những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao hàng, y tế, dược, mua sắm trực tuyến, thực phẩm đóng hộp, doanh nghiệp cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu, thực phẩm,… được cho là hưởng lợi lớn từ ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong năm 2020. Đặc biệt, lĩnh vực cung cấp các dụng cụ y tế liên quan các sản phẩm diệt khuẩn, bảo vệ đường hô hấp cũng tăng cường sản xuất.
Nhưng rõ ràng, sự phát triển của ngành y tế trong hiện tại lại rất cần thiết và được trông đợi. Sự phát triển này không chỉ là giúp doanh nghiệp tồn tại, người lao động trong ngành “dễ thở” hơn, mà còn chung tay cùng xã hội bảo vệ sức khỏe người dân, đẩy lùi dịch Covid-19.
Các ứng dụng trực tuyến như đám mây, họp online, các hình thức giải trí trực tuyến như game online, các kênh mạng xã hội,… cũng tăng lượng người dùng đáng kể. Thêm vào đó, các sản phẩm chăm sóc, vệ sinh nhà cửa cũng tăng trưởng vì người tiêu dùng dành nhiều thời gian ở nhà hơn. Dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng đến hành vi mua sắm, khách hàng muốn tránh xa đám đông và đảm bảo sức khỏe bản thân, gia đình, vì thế các dịch vụ trực tuyến sẽ ngày càng phát triển, thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Có thể bạn quan tâm: Giải pháp giúp doanh nghiệp không bị “lãng quên” sau mùa dịch Covid-19
Một số phương pháp giúp doanh nghiệp “trụ vững” giữa mùa dịch
Trong bối cảnh biến động thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp cần cải tạo phương thức sản xuất, tăng cường tự động hóa, thay đổi tư duy trong sản xuất kinh doanh để vượt qua khủng hoảng, “sống sót” trong mùa dịch.
Những ứng dụng, giải pháp công nghệ thông tin (CNTT) được xem là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực nhưng vẫn tiết kiệm chi phí.
Chiến lược hướng tới cộng đồng
Thời điểm này doanh nghiệp cần phát huy thế mạnh của mình lồng ghép vào những giải pháp hữu ích cho cộng đồng. Được vậy, sự nỗ lực của doanh nghiệp bạn sẽ được công nhận. Chắc hẳn ai cũng biết đến sản phẩm bánh mì thanh long “giải cứu nông sản”, hay bánh mì dinh dưỡng tiếp sức cho các y bác sĩ trong mùa dịch của ABC Bakery. Đây không là một chiến lược cực kỳ ý nghĩa hướng đến lợi ích cộng đồng, mang lại những giá trị thiết thực. Đồng thời mang lại thêm thanh danh, uy tín và lòng tin nơi khách hàng cho thương hiệu này. Hãy nhớ rằng, tận dụng thế mạnh và tạo chiến lược hữu ích cho cộng đồng, đừng lợi dụng tình cảnh để chuộc lợi, doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với những tai tiếng, chỉ trích và thất bại trong tương lai.
Cắt giảm chi phí
Đây là phương án không doanh nghiệp nào mong muốn. Nhưng trong bối cảnh khó khăn, doanh nghiệp cần cắt giảm tối đa những khoản không cần thiết để giảm thiệt hại. Chi phí cho nhân viên chiếm phần lớn chi phí hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp thường lựa chọn cắt giảm chi phí nhân sự đầu tiên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng áp dụng cắt giảm giờ làm, hoặc luân chuyển giờ làm việc của nhân viên, chuyển nhân viên, làm việc tại nhà để giảm thiểu chi phí vận hành, di chuyển,…
Tìm hướng đi mới
Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh sang giao hàng tận nơi, ứng dụng công nghệ thông tin làm việc từ xa,… để phục vụ nhu cầu phát sinh mùa dịch. Nhiều khách sạn đăng ký làm nơi cách ly tập trung có trả phí để chi trả phần nào phí vận hành, đồng thời hỗ trợ công cuộc phòng dịch của Nhà nước. Pizza 4P’s cung cấp menu giao hàng với nhiều ưu đãi để thúc đẩy doanh số kênh online. Nhiều thương hiệu F&B kết hợp giao hàng online, phục vụ tại nhà,…
Vệ sinh kiểm soát dịch
Chiến lược quan trọng không kém để bảo vệ sức khỏe khách hàng, nhân viên, của doanh nghiệp là thực hiện biện pháp phòng dịch cần thiết theo khuyến cáo của Bộ Y Tế. Bởi khách hàng, nhân sự chính là những người mang đến lợi ích và giúp doanh nghiệp tồn tại.
Triển khai dự án, công việc quan trọng chưa được thực hiện
Nhiều doanh nghiệp coi đây là thời điểm vàng để xúc tiến những công việc còn tồn đọng hay chưa triển khai vì thiếu thời gian và nguồn lực, ví dụ: thiết kế website mua hàng cho công ty, tìm kiếm để mở rộng phân khúc thị trường mới, chuẩn hóa bộ quy trình trong doanh nghiệp, phát triển định hướng kinh doanh để khắc phục sau dịch…
Phát triển nhân viên, rèn luyện đội ngũ
Nhiều công ty đã tổ chức cho nhân viên trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về những chủ đề như: làm việc hiệu quả, quản lý thời gian hay phát triển bản thân. Ngoài ra, một số chủ doanh nghiệp cũng phổ biến lại những nguồn kiến thức hay lớp học online, đa phần là miễn phí, để nhân viên trau dồi ngay tại nhà.
Trên đây là các chia sẻ của NAVEE về cách giúp doanh nghiệp có thể “trụ vững” trước đại dịch COVID-19. Hy vọng bạn đọc cảm thấy hữu ích, nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm giải pháp Marketing toàn diện, hãy liên hệ ngay với NAVEE để được hỗ trợ và tư vấn chiến lược hiệu quả.
Hãy để lại thông tin của bạn