Mọi doanh nghiệp sở hữu website hiện nay đều đang chạy quảng cáo Google Ads thế nhưng ít ai biết cách khiến các chiến dịch quảng cáo này mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thực tế có rất nhiều chiến dịch quảng cáo được triển khai nhưng không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhìn lại những lý do khiến cho quảng cáo Google thất bại dưới đây. Hi vọng bạn sẽ có những định hướng chính xác cho chiến dịch của doanh nghiệp mình.
Tự chạy quảng cáo để tiết kiệm chi phí
Google hay bất cứ công cụ tìm kiếm nào cũng cho phép chạy quảng cáo dễ dàng. Với Google, bạn chỉ cần đăng ký tài khoản đã có thể bắt đầu chiến dịch quảng cáo cho riêng mình. Nếu không có chuyên môn, bạn sẽ không biết cách tối ưu hóa quảng cáo nhằm giảm thiểu chi phí một cách tối đa. Chính vì lẽ đó, không những không mang lại hiệu quả quảng cáo, các chiến dịch này còn lãng phí tiền của bạn.
Quảng cáo Google chất lượng thì từ khóa, mẫu quảng cáo, nội dung trang đích đều phải chất lượng. Chất lượng quảng cáo càng cao thì chi phí càng thấp. Vậy nên có rất nhiều doanh nghiệp phải bỏ ra 1 mức chi phí lớn cho những quảng cáo không chất lượng vì không biết cách tối ưu. Hãy tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo chuyên về dịch vụ, họ sẽ giúp bạn tối ưu chi phí hơn mà vẫn đạt được hiệu quả.
Các sai lầm khi chọn từ khóa
Dùng từ khóa với đối sánh không phù hợp
Từ khóa chính là linh hồn của quảng cáo Google. Tâm lý của người mới bắt đầu chạy quảng cáo sẽ chạy những quảng cáo chung chung. Từ khóa càng ngắn càng dễ bao quát được thị trường? Đây là 1 lầm tưởng rất tai hại vì việc chọn sai từ khóa sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chiến dịch.
Phân loại từ khóa đối xứng
Khi dùng Google Ads, đối sánh từ khóa giúp kiểm soát, kiểm tra tương thích với truy vấn tìm kiếm và kích hoạt quảng cáo. Có 3 tùy chọn đối sánh phổ biến:
- Đối sánh rộng: Cài đặt từ khóa cho phép quảng cáo của bạn hiển thị khi từ khóa hoặc biến thể của nó được tìm kiếm (từ đồng nghĩa, dạng số ít/số nhiều, cụm từ tương tự…).
- Đối sánh cụm từ: Quảng cáo sẽ hiển thị trên các tìm kiếm chứa cụm từ chính xác trong từ khóa hoặc biến thể gần đúng của cụm từ chính xác trong từ khóa.
- Đối sánh chính xác: Quảng cáo sẽ xuất hiện nếu như cụm từ được tìm kiếm trùng khớp với từ khóa hoặc biến thể của nó (dạng số ít/số nhiều, viết tắt…).
Lựa chọn đối sánh từ khóa không phù hợp, bạn sẽ không đạt hiệu quả trong chiến dịch quảng cáo và lãng phí thời gian, tiền bạc…Vậy câu hỏi đặt ra là nên dùng từ khóa đối sánh như thế nào?
Hãy tìm hiểu thật kỹ để chọn cho mình loại đối sánh từ khóa phù hợp. Mặt khác, nếu bạn nhận thấy việc sử dụng đối sánh rộng không hiệu quả, bạn có thể chỉ sử dụng đối sánh chính xác và/hoặc đối sánh cụm từ.
Không dùng từ khóa phủ định
Không sử dụng từ khóa phủ định sẽ khiến bạn tiêu tốn các khoản tiền quảng cáo không mang lại hiệu quả chuyển đổi. Từ khóa phủ định là gì? Từ khóa phủ định là một dạng đối sánh từ khóa giúp cho những nhà quảng cáo có thể ngăn một từ hay một cụm từ khóa nhất định kích hoạt quảng cáo của họ.
Khi một từ hoặc một cụm từ khóa được thêm vào từ khóa phủ định thì khi người dùng thực hiện truy vấn có chứa từ khóa phủ định. Bot của Google sẽ quét truy vấn và chặn quảng cáo của bạn hiển thị đối với những truy vấn này.
Google Ads cho phép bạn sử dụng từ khóa phủ định để loại trừ các từ khóa không phù hợp với sản phẩm của bạn. Từ khóa phủ định giúp giảm ngân sách, tăng điểm chất lượng quảng cáo và toàn chiến dịch. Vì vậy, bên cạnh các tùy chọn từ khóa đối sánh, bạn có thể kết hợp từ khóa phủ định khi thực hiện quảng cáo trên Google.
Tìm đến những đại lý có chi phí thấp
Nếu một đơn vị quảng cáo chào mời bạn bằng một mức chi phí vô cùng thấp so với các đơn vị khác, bạn cần phải xem xét lại để tránh tình trạng vì ham “giá hời” mà kết quả lại không như mong đợi.
Tuy nhiên nếu website của bạn được đánh giá cao thì chi phí quảng cáo của bạn sẽ thấp. Để không rơi vào những lời hứa hão, hãy đề xuất đơn vị cung cấp quảng cáo cho bạn xem những quảng cáo họ đang làm với chính các khách hàng của họ để kiểm tra tính minh bạch và sự hiệu quả.
Lầm lẫn giữa quảng cáo và kết quả tìm kiếm tự nhiên
Kết quả tìm kiếm tự nhiên hiển thị dưới dạng liên kết trên các trang tìm kiếm của Google. Đây là kết quả của tối ưu SEO. Quảng cáo Google xuất hiện trong mục “quảng cáo” xung quanh các kết quả tìm kiếm miễn phí. Đồng thời, ở mỗi link hiển thị quảng cáo sẽ xuất hiện chữ “QC”. Mục quảng cáo Google thường sẽ có vị trí đầu tiên khi tìm kiếm, tiếp theo đó là vị trí của các kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Dựa trên ngân sách, bạn nên lựa chọn vị trí cài đặt quảng cáo để có thể tiếp thị đến đúng đối tượng khách hàng. Vị trí quảng cáo xuất hiện khác nhau sẽ có các mức giá khác nhau.
Sự nhầm lẫn giữa quảng cáo và kết quả tìm kiếm tự nhiên sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo. Do đó, hãy xác định rõ chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn. Khi đó, bạn sẽ biết được website của mình nên sử dụng quảng cáo Google hay cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia SEO.
Quản lý việc chạy quảng cáo trên Google một cách thụ động
Một sai lầm mà những người mới sử dụng dịch vụ quảng cáo dễ mắc phải chính là chi một khoản tiền hàng tháng và phó mặc mọi thứ cho đơn vị cung cấp quảng cáo. Quảng cáo trực tuyến nói chung và quảng cáo tìm kiếm nói riêng đòi hỏi sự tương tác giữa đơn vị cung cấp quảng cáo và doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần cập nhật tình hình quảng cáo hoặc cung cấp thông tin, sửa đổi nội dung website (khi cần) và giám sát chiến dịch. Đây là quá trình tương tác giữa 2 bên để quảng cáo có chất lượng tốt nhất, tạo tiền đề cho sự thành công của cả chiến dịch quảng cáo.
Không phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu là điều tối quan trọng đối với 1 chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Google cũng không ngoại lệ. Quảng cáo Google trở nên phổ biến như hiện nay cũng là nhờ nó cho phép theo dõi rất nhiều chỉ số, dữ liệu khác nhau. Nhưng nghịch lý là chỉ có khoảng 50% doanh nghiệp chạy quảng cáo Google theo dõi số liệu. Và rất ít trong số đó sử dụng các dữ liệu đó 1 cách hiệu quả.
Không biết cách giữ chân khách hàng
Quảng cáo Google giống như 1 chiếc cửa của ngôi nhà, còn website là ngôi nhà đó. Có thể chiếc cửa của bạn rất đẹp, nhưng khi bước vào ngôi nhà khiến các vị khách muốn ở lại là cả nghệ thuật.
Hành động click vào quảng cáo không đem lại doanh thu, chuyển đổi. Ấy thế mà rất nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào tạo quảng cáo Google. Theo thống kê, có đến hơn 50% tài khoản Google dẫn khách hàng về trang chủ website mà không dẫn đến Landing Page.
Nếu quảng cáo của bạn mô tả về sản phẩm, dịch vụ rất hay, sốc và kèm nhiều ưu đãi. Nhưng khách hàng click vào thì lại về trang chủ. Khách hàng sẽ thấy rất hụt hẫng và thoát ngay khỏi website của doanh nghiệp.
Chiến dịch Google Ads hiệu quả cần phải có Landing Page chất lượng. Đồng thời nội dung quảng cáo, thông điệp, từ khóa phải nhất quán với nhau. Để tìm được cách tiếp cận khách hàng tốt nhất, DN cần chạy thử nghiệm nhiều chiến dịch. Ghi nhận phản ứng của khách hàng để điều chỉnh.
Lời kết
Qua bài viết này hy vọng các doanh nghiệp nói chung và những người mới làm quảng cáo trên Google nói riêng sẽ không vấp phải những sai lầm này, tránh lãng phí tiền bạc và công sức. Chúc bạn có được chiến dịch quảng cáo Google Ads hiệu quả nhờ vào những kinh nghiệm mà NAVEE chia sẻ!
Hãy để lại thông tin của bạn