Index là gì? Cách Google lập chỉ mục Website của bạn

4.1
(17)

Index là gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi mới bắt đầu quan tâm đến SEO Website. Bởi nếu Google không index thì đồng nghĩa với việc website của bạn sẽ không xuất hiện trên bất kỳ truy vấn nào. Chính vì vậy, được Google index là điều mà người quản trị website luôn mong muốn để gia tăng lưu lượng truy cập tự nhiên từ khách hàng tiềm năng. Ở bài viết sau đây, Navee sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất index là gì và cách để Google index nhanh chóng nhất.

1. Index là gì trong SEO?

Index (còn gọi là lập chỉ mục) là quá trình thu thập dữ liệu các website trên Internet của công cụ tìm kiếm với những Website trên Internet. Sau đó, đánh giá và lưu trữ lại trên cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm.

Khi người dùng tìm kiếm bất kỳ nội dung nào trên trang Web, cơ sở dữ liệu sẽ truy xuất và trả về kết quả là những dữ liệu của Website đã được công cụ tìm kiếm lập chỉ mục.

Index là thuật ngữ quen thuộc trong SEO
Index là thuật ngữ quen thuộc mà bất cứ SEO-er nào cũng cần phải nắm rõ

Mục đích của quá trình này là nhằm xác thực sự tồn tại của các thông tin trên Website. Tức là, chỉ khi dữ liệu Website được công cụ tìm kiếm Index thì người dùng mới có thể tìm thấy chúng.

Tuy nhiên, không phải bất cứ cập nhật mới nào của Website cũng được tìm kiếm Index ngay. Có thể mất rất nhiều thời gian để dữ liệu Website được Index. Nếu bạn không sử dụng các công cụ hỗ trợ Index khác. Nếu Website của bạn là một trang về tin tức, thường xuyên cập nhật thông tin mới. Điều này sẽ là bất lợi vô cùng lớn.

Vì vậy, việc hiểu rõ Index là gì trong SEO cũng như cách để công cụ tìm kiếm Index Website một cách nhanh nhất là vấn đề mà doanh nghiệp và các SEOer cần lưu tâm.

2. Trình thu thập thông tin của Googlebot nhìn thấy Website của bạn như thế nào?

Google thu thập dữ liệu và lưu trữ các Website ở những hệ thống chỉ mục khác nhau. Các trang Web nổi tiếng hơn, thiết lập việc đăng bài đều đặn như https://vnexpress.net/, https://cafef.vn/ sẽ thu thập thông tin thường xuyên hơn những trang Web không phổ biến và hạn chế trong việc đăng bài.

Cách Google thu thập thông tin trên website
Googlebot sẽ thu thập thông tin thường xuyên hơn đối với Website đăng tải nội dung thường xuyên

Bạn có thể xem phiên bản được lưu trong bộ nhớ Cache của trang Web bằng cách nhấp vào mũi tên thả xuống bên cạnh URL trong SERP. Sau đó, chọn “Bộ nhớ Cache”. Hoặc có thể xem phiên bản Text-only của trang Web của mình để xác định xem nội dung quan trọng của bạn có được thu thập và lưu trữ hiệu quả hay không.

3. Hướng dẫn kiểm tra dữ liệu đã được Google Index hay chưa?

Để kiểm tra xem Google đã Index những nội dung nào trên Website của bạn, hãy tiến hành các bước sau đây:

  • Bước 1: Truy cập vào Google Search.
  • Bước 2: Gõ vào ô tìm kiếm của Google Search với cú pháp “site:tên miền của Website”.

Ví dụ, nếu bạn muốn tìm kiếm các bài viết của navee.asia đã được Google Index, hãy gõ vào ô tìm kiếm: “site:navee.asia”.

Cách kiểm tra Google index nội dung nào của 1 website
Cách kiểm tra Google đã Index những nội dung nào trên Website của bạn

Nếu kết quả trả về trống rỗng hoặc quá ít. Điều đó có nghĩa một số nội dung trên Website vẫn được chưa được Google Index hoặc Website đã chặn Googlebot.

4. Các trang Web đã Index có thể bị xóa khỏi chỉ mục hay không?

Câu trả lời là “Có”. Trong một vài trường hợp, URL đã được Index nhưng vẫn có thể bị xóa khỏi chỉ mục.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến công cụ tìm kiếm loại bỏ dữ liệu của Website khỏi cơ sở dữ liệu:

  • URL trả về lỗi “Not Found” (4XX) là khi trình thu thập công cụ tìm kiếm không thể truy cập công cụ của bạn do lỗi của máy khách.
  • Page bị lỗi máy chủ (5XX) là khi trình thu thập công cụ không thể truy cập thông tin do lỗi máy chủ. Nguyên nhân có thể là vì trang đã bị di chuyển và chuyển hướng 301 không được thiết lập hoặc trang đã bị xóa.
  • URL có thẻ Meta No Index được thêm vào – Chủ sở hữu trang Web có thể thêm thẻ này để hướng dẫn công cụ tìm kiếm bỏ qua trang và không chỉ mục cho nó.
  • URL đã bị phạt vì vi phạm nguyên tắc quản trị trang Web của công cụ tìm kiếm và bị xóa khỏi chỉ mục.
  • URL đã bị chặn thu thập thông tin với việc thêm mật khẩu cần thiết trước khi người dùng có thể truy cập trang.

Nếu bạn tin rằng một trang trên Website của bạn trước đây có trong chỉ mục của Google và không còn hiển thị nữa, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra URL để tìm hiểu trạng thái của trang hoặc sử dụng Fetch as Google có tính năng “Request Indexing” để gửi các URL riêng lẻ vào chỉ mục.

5. Làm thế nào để công cụ tìm kiếm xác định trang của bạn cần được Index hay không?

Công cụ tìm kiếm sẽ xác định rằng Website của bạn có cần được Index hay không thông qua các Robots Meta Directives. Các robot này là chỉ dẫn cấp cho các công cụ tìm kiếm về cách bạn muốn trang web của mình được xử lý.

Công cụ tìm kiếm xác định Website cần được Index hay không bằng Robots Meta Directives.
Công cụ tìm kiếm xác định Website cần được Index hay không thông qua Robots Meta Directives.

Bạn có thể thông báo với trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm như “không lập chỉ mục trang này trong kết quả tìm kiếm” hoặc “không chuyển bất kỳ chủ sở hữu liên kết nào cho bất kỳ liên kết trên tất cả các trang”.

Các hướng dẫn này được thực thi thông qua Robots Meta Tags trong <head> của các trang HTML. Hoặc thông qua X-Robots-Tag trên tiêu đề HTTP.

Lưu ý rằng, Meta Directives ảnh hưởng đến việc lập chỉ mục và không thu thập dữ liệu. Googlebot cần thu thập dữ liệu Website của bạn để xem các chỉ thị Meta của nó. Vì vậy, nếu bạn muốn ngăn chặn trình thu thập dữ liệu truy cập vào một số trang Web nhất định. Sử dụng các Meta Directives không phải là ý tưởng hay. Thẻ Robots cần được thu thập thông tin để được tôn trọng.

5.1. Meta Robot Tag

Các Meta Directives phổ biến trên Meta Robot Tag
Các Meta Directives phổ biến trên Meta Robot Tag

Meta Robot Tag có thể được sử dụng trong <head> HTML của trang Web. Với thẻ này, bạn có thể loại trừ tất cả hoặc các công cụ tìm kiếm cụ thể. Sau đây là các Meta Directives phổ biến nhất, cùng với những tình huống bạn có thể áp dụng:

  • Index / NoIndex: Cho biết liệu trang có nên được thu thập và lưu dữ liệu trong chỉ mục của công cụ tìm kiếm để truy xuất hay không. 
  • Follow / Nofollow: Cho phép các công cụ tìm kiếm theo dõi hoặc không theo dõi các liên kết trên trang Web. Nếu chọn “Follow”, các Bots sẽ theo dõi các liên kết trên trang của bạn để thu thập thông tin có thể tìm thấy trên các trang khác. Hoặc, nếu bạn chọn “Nofollow”, công cụ tìm kiếm sẽ không theo dõi trang của bạn. Tất cả các trang đều được mặc định là có thuộc tính “Follow”.
  • Noarchive được sử dụng để hạn chế việc công cụ tìm kiếm lưu một bản sao trong bộ nhớ Cache của trang. Theo mặc định, các công cụ sẽ duy trì các bản sao hiển thị của tất cả các trang mà chúng đã lập chỉ mục. Người tìm kiếm có thể truy cập được thông qua liên kết được lưu trong bộ nhớ Cache của kết quả tìm kiếm.

Một ví dụ về Meta NoIndex, thẻ NoFollow:

<! DOCTYPE html> <html> <head> <meta name = “robot” content = “noindex, nofollow” /> </ head> <body> … </ body> </ html>

Ví dụ này loại trừ tất cả các công cụ tìm kiếm khỏi việc lập chỉ mục trang và theo dõi bất kỳ liên kết nào trên trang. Nếu bạn muốn loại trừ nhiều trình thu thập thông tin, chẳng hạn như Googlebot và Bing, bạn có thể sử dụng nhiều thẻ loại trừ Robots.

5.2. X-Robot-Tag

X-Robot Tag được sử dụng trong tiêu đề HTTP của URL
X-Robot Tag được sử dụng trong tiêu đề HTTP của URL

X-Robot Tag được sử dụng trong tiêu đề HTTP của URL. Nó cung cấp tính linh hoạt và hiệu quả hơn so với Meta Tag nếu bạn muốn chặn công cụ tìm kiếm theo tỷ lệ. Vì bạn có thể sử dụng biểu thức thông thường, chặn các tệp không phải HTML và áp dụng thẻ NoIndex .

Ví dụ: Bạn có thể dễ dàng loại trừ toàn bộ thư mục hoặc loại tệp (như navee.asia/no-bake/old-recipes-to-noindex)

<Files ~ “\/?no\-bake\/.*”> Header set X-Robots-Tag “noindex, nofollow”</Files>

Hoặc các loại tệp cụ thể (như PDFs):

<Files ~ “\.pdf$”> Header set X-Robots-Tag “noindex, nofollow”</Files>

Một mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng trên Website của mình nếu không muốn công cụ tìm kiếm Index Website của mình. Vào Dashboard> Settings> Reading và đảm bảo mục “Search Engine Visibility” không được chọn. Điều này sẽ chặn các công cụ tìm kiếm đến trang Web của bạn thông qua tệp robot.txt.

6. Cách để Google index website nhanh chóng

Như đã đề cập, quá trình công cụ tìm kiếm Index Website có thể mất một khoảng thời gian dài. Vậy làm thế nào để Google dành sự “ưu ái” cho Website của bạn và Index dữ liệu một cách nhanh chóng. Hãy thử ngay 6 cách sau đây:

  • Cập nhật nội dung mới với lịch trình đều đặn
  • Sử dụng tính năng Fetch as Google trong Google Search Console
  • Sử dụng Google Webmaster Tool
  • Tối ưu danh sách Ping trong WordPress
  • Chia sẻ URL trên các kênh Social Media
  • Chạy quảng cáo

6.1. Cập nhật nội dung mới với lịch trình đều đặn

Việc đăng bài viết mới và cập nhật nội dung thường xuyên sẽ tạo thói quen để Google Bot ghé thăm trang Web của bạn thường xuyên hơn. Google sẽ hạn chế lập chỉ mục cho những Website hiếm khi đăng tải nội dung mới.

Nếu Website của bạn là mới tạo, bạn cần đăng bài với tần suất liên tục và đều đặn. Hoặc ít nhất phải có được 2 – 3 bài mới mỗi tuần. Hay 1 bài/tuần  nhưng với khối lượng nội dung lớn và nội dung sâu sắc, hữu ích.

Để đảm bảo việc đăng bài được thực hiện đều đặn, hãy lên lịch cho bài viết của mình. Bạn có thể sử dụng tính năng lên lịch bài viết của nền tảng WordPress để thiết lập thời gian đăng tải bài viết trong tương lai.

6.2. Sử dụng tính năng Fetch as Google trong Google Search Console

Sử dụng Fetch as Google có thể đẩy nhanh tốc độ Index cho Website
Sử dụng Fetch as Google có thể đẩy nhanh tốc độ Index cho Website

Sử dụng Fetch as Google cũng là một cách để đẩy nhanh tốc độ Index cho Website của bạn. Trong Google Search Console, bạn vào WMT chọn “Thu Thập dữ liệu” và chọn “Tìm nạp như Google”. Tiếp theo, dán Link cần Google Index vào là đã hoàn thành.

6.3. Sử dụng Google Webmaster Tool

Khai báo hồ sơ Website trên Google Webmaster Tool
Bạn có thể tự khai báo hồ sơ trang trên Google Webmaster Tool để Index nhanh hơn

Thay vì chờ Googlebot tìm đến Trang của bạn. Hãy tự khai báo hồ sơ trang trên Google Webmaster Tool để Index nhanh hơn. Lưu ý, bạn có thể khai báo liên tục 3 lần để đẩy nhanh tốc độ Index liên kết của Google.

6.4. Tối ưu danh sách Ping trong WordPress

Tối ưu danh sách WordPress Ping có thể hỗ trợ trong việc rút ngắn thời gian Index trang Web. Để làm được điều này, đầu tiên, bạn vào Phần Settings> Writing> Update Service. Sau đó, dán danh sách Ping Services và ấn Save Changes để lưu.

Danh sách các Ping Services trong WordPress:

  • http://rpc.pingomatic.com
  • http://rpc.twingly.com
  • http://api.feedster.com/ping
  • http://api.moreover.com/RPC2
  • http://api.moreover.com/ Ping
  • http://www.blogdigger.com/RPC2
  • http://www.blogshares.com/rpc.php
  • http://www.blogsnow.com/ping
  • http://www.blogstreet.com/xrbin/xmlrpc. Cgi
  • http://bulkfeeds.net/rpc
  • http://www.newsisfree.com/xmlrpctest.php
  • http://ping.blo.gs/
  • http://ping.feedburner.com
  • http: //ping.syndic8. Com / xmlrpc.php
  • http://ping.weblogalot.com/rpc.php
  • http://rpc.blogrolling.com/pinger/
  • http://rpc.technorati.com/rpc/ping
  • http: //rpc.weblogs .com / RPC2
  • http://www.feedsubmitter.com
  • http://blo.gs/ping.php
  • http: //www.pingerati.Net
  • http://www.pingmyblog.com
  • http://geourl.org/ping
  • http://ipings.com
  • http://www.weblogalot.com/ping

6.5. Chia sẻ URL trên các kênh Social Media

Đây là cách làm được sử dụng rất phổ biến. Chia sẻ lên mạng xã hội không chỉ giúp tăng Traffic một cách hiệu quả. Nó còn giúp công cụ tìm kiếm Index Website của bạn một cách nhanh chóng.

Chia sẻ URL lên mạng xã hội là cách để Google index nhanh hơn
Chia sẻ URL lên mạng xã hội giúp công cụ tìm kiếm Index Website nhanh hơn

Để làm được điều này, bạn cần sở hữu một Fanpage hoặc Group riêng với số lượng thành viên và lượt theo dõi cao. Sau khi đăng tải nội dung lên Website bạn có thể chia sẻ nó trên Fanpage và thu hút sự chú ý từ người dùng. Nhờ đó mà Googlebot có thể dễ dàng nhận ra sự xuất hiện nội dung của bạn. Tần suất gặp càng nhiều (chia sẻ trên nhiều kênh Social khác nhau). Chắc chắn, công cụ tìm kiếm sẽ ưu ái và đẩy nhanh tốc độ Index cho Website của bạn.

6.6. Chạy quảng cáo

Nếu doanh nghiệp của bạn có thể chi một lượng ngân sách cho quảng cáo. Hãy tận dụng nó để tối ưu việc Index cho Website. Sử dụng quảng cáo Google Ads, Facebook Ads,… sẽ làm tăng lượng tiếp cận, tăng độ tin tưởng. Điều này hỗ trợ cho quá trình Index dữ liệu diễn ra một cách nhanh nhất.

Trên đây là những tổng hợp chi tiết nhất về khái niệm Index là gì trong SEO, quá trình Index dữ liệu của Công cụ tìm kiếm và những thủ thật giúp đẩy nhanh tốc độ Index của Google. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trọng việc tối ưu SEO cho Website của mình.

Nếu bạn có những vấn đề về SEO Website cần được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với công ty chuyên làm SEO, NAVEE chúng tôi. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 4.1 / 5. Lượt bình chọn: 17

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng