Với ngân sách có hạn, các doanh nghiệp nhỏ dùng chiến lược Digital Marketing như công cụ hiệu quả để xây dựng thương hiệu và tăng trưởng doanh số.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp lớn và nhỏ cũng đã tận dụng thành thạo chiến lược Digital Marketing. Họ dùng nó như công cụ để xây dựng thương hiệu, kinh doanh tuyến với ngân sách linh hoạt, tùy theo tình hình tài chính của công ty. Người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ mua sản phẩm theo cách truyền thống sang mua Online nhiều hơn. Vì thế, Digital Marketing là hình thức tiếp thị không thể thiếu. Đặc biệt doanh nghiệp nhỏ cần tận dụng thị trường Online, vươn lên phát triển vượt bậc dù tài chính có hạn.
Tuy nhiên, khái niệm Digital Marketing cũng rất rộng và bao hàm nhiều hoạt động, không phải ai cũng biết tập trung vào đúng kênh mình cần. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo những bí quyết này cùng NAVEE nhé.
Chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp nhỏ, điều gì là quan trọng nhất?
Một ưu điểm tuyệt vời của các chiến lược Digital Marketing đó chính là việc bạn có thể triển khai với các hình thức phù hợp với mục tiêu, ngân sách của mình. Với ngân sách khổng lồ, doanh nghiệp lớn có thể thực hiện chiến lược tiếp thị kỹ thuật số có độ phủ sóng rộng trên nhiều kênh, tạo được lượng tiếp cận vô cùng lớn.
Thế nhưng đối với doanh nghiệp nhỏ cùng nguồn ngân sách có hạn thì chắc chắn sẽ không thể theo kịp các dự án “đốt tiền” của các doanh nghiệp lớn. Tốt hơn hết, bạn nên tìm cách tối ưu chi phí cho các chiến dịch Digital Marketing của mình. Bạn cần xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng hướng đến thường tương tác với kênh nào. Hãy chắc rằng chi phí bỏ ra mang lại sự tăng trưởng, hiệu quả tiếp cận, sinh lời tốt nhất có thể.
Tiếp thị thông qua tối ưu hóa tìm kiếm (SEO)
Nếu Website của doanh nghiệp xuất hiện trên Top của các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, một lượng Traffic lớn sẽ đổ về Site. Thông qua đó, bạn có thể tìm được lượng khách hàng đáng kể, thúc đẩy tăng doanh thu, lợi nhuận. Chính hình thức tiếp thị thông qua tối ưu hóa tìm kiếm (SEO) sẽ giúp doanh nghiệp đạt được điều này.
Có thể nói, SEO có vai trò quan trọng đối với mọi đơn vị kinh doanh, đặc biệt đối với một doanh nghiệp nhỏ. Chiến lược Digital Marketing này cho phép các thương hiệu nhỏ có cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn thông qua việc hiển thị sản phẩm trong các công cụ tìm kiếm.
Người dùng sẽ sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm dịch vụ, sản phẩm, hoặc câu giải đáp cho vấn đề mình gặp phải.Do đó, nội dung Website cần có những từ khóa liên quan đến những gì bạn đang kinh doanh và được khách hàng Search nhiều. Bạn cần lưu ý đến nội dung của trang Web sao cho giới thiệu được sản phẩm, dịch vụ, thông tin doanh nghiệp. Đồng thời, hãy tạo những Content mà khách hàng của bạn tìm kiếm, giúp trả lời cho các truy vấn của họ.
Một gợi ý dành cho bạn là khi nghiên cứu từ khóa trên Ahrefs, bạn có thể xem Questions Report. Sau đó, hãy tiến hành phân tích độ khó Keyword rồi sáng tạo và tối ưu nội dung phù hợp.
Tiếp thị thông qua tìm kiếm địa phương (SEO Local)
Tiếp thị thông qua tìm kiếm địa phương là quá trình tối ưu hóa Website sao cho nó xuất hiện ở kết quả Top của các Search Engine như Bing, Google,… cho các tìm kiếm có liên quan đến khu vực của bạn.
SEO Local nằm trong chiến lược Digital Marketing, nó giúp trang Web tiếp cận nhiều người trong một khu vực nhất định. Doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể chủ động xác định, tiếp cận với nhiều đối tượng mục tiêu hơn tại một khu vực địa lý nào đó. Các Keyword có liên quan đến địa lý thường theo công thức như sau: “dịch vụ, sản phẩm + tại/ở + khu vực, vị trí địa lý”. Ví dụ cụ thể như: Dịch vụ SEO tại HCM, Karaoke ở Thanh Hóa, nệm cao su tại Hà Nội…
Doanh nghiệp cũng có thể tích hợp chức năng tìm kiếm của Google Maps. Qua đó, bạn có thể hiển thị thông tin về bản đồ và địa chỉ, số điện thoại,… để khách hàng tiềm năng có thể ghé thăm cơ sở kinh doanh của bạn dễ dàng hơn.
Content Marketing (Tiếp thị nội dung) – Chiến lược Digital Marketing không thể thiếu
Tiếp thị nội dung là hoạt động Marketing không thể thiếu của bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh nào. Chiến lược Digital Marketing này được thực hiện với mục đích thu hút, giữ chân khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể thực hiện các bước thúc đẩy hành vi, kích thích họ mua hàng. Doanh nghiệp có thể dùng Content để cung cấp khuyến mãi, thông tin hữu ích, giúp khách hàng giải quyết vấn đề, tác động đến quyết định mua hàng của họ,… Bên cạnh đó, chiến lược Content Marketing tốt sẽ giúp tăng niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu, có thể sáng tạo nội dung Viral tăng nhận diện thương hiệu.
Social Media
Social Media được sử dụng để chia sẻ thông tin, giao tiếp trên nền tảng Internet. Người dùng có thể dễ dàng tương tác trực tiếp với nhau, đưa ra ý kiến của mình thông qua những phương tiện truyền thông xã hội. Social Media sẽ giúp các nhà quản lý, Marketer thu thập được dữ liệu về sở thích khách hàng, nhân khẩu học,… thông qua hành vi tương tác. Sau đó, bạn có thể sử dụng các dữ liệu này để phục vụ cho các hoạt động tiếp thị, bán hàng sau này.
Social Media là chiến lược Digital Marketing có thể được ứng dụng rất linh hoạt, từ đơn giản đến phức tạp, tùy thuộc loại hình kinh doanh của bạn. Chiến dịch Digital Marketing này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trên các kênh truyền thông xã hội. Nếu thương hiệu bạn được nhiều khách hàng biết đến, chia sẻ,… các người dùng khách cũng sẽ nhìn thấy. Lúc này, có khả năng cao hơn họ sẽ tìm hiểu thông tin về thương hiệu trên Google. Nhờ vậy, Google sẽ càng dễ nhận ra thương hiệu của bạn hơn. Ngoài ra, Social Media có thể được dùng để để thuyết phục khách hàng hiện tại quay lại cửa hàng.
Tiếp thị Email – Chiến lược Digital Marketing
Về cơ bản, đây là hình thức xây dựng một danh sách các khách hàng tiềm năng, những người quan tâm đến doanh nghiệp. Đây là chiến lược Digital Marketing vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp nhỏ.
Bước đầu tiên để triển khai Email Marketing là tạo Traffic vào trang Web của bạn. Tiếp theo, doanh nghiệp cần có chiến lược, nội dung để thuyết phục người dùng đăng ký nhận Email, bản tin của bạn. Doanh nghiệp có thể tạo các nội dung như đăng ký nhận khóa học, tài liệu, phần mềm miễn phí,…
Forum & Cộng đồng
Các nội dung hữu ích trên các Forum, cộng đồng thường nhận được sự đón nhận nhiệt tình hơn từ phía khách hàng. Khi triển khai chiến dịch Digital Marketing trên các kênh này, bạn nên lưu ý:
- Các kênh này là nơi để chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn, giúp đỡ, xây dựng quan hệ với người dùng.
- Hãy sáng tạo nội dung có ích cho khách hàng, đừng giới thiệu, bán sản phẩm một cách trực tiếp, lộ liễu.
- Bạn có thể Link tới nội dung của mình khi thích hợp, không nên Link tới quá thường xuyên, miễn cưỡng.
Paid Ads
Khi có điều kiện, doanh nghiệp nên triển khai các Paid Ad để thu được hiệu quả tức thì với kết quả cao hơn. Tuy nhiên, khi triển khai chiến dịch Digital Marketing này, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ, tránh chi tiền vô ích, mù quáng vào các Ad Network “nghe nói” là mang lại doanh thu cao. Bởi tùy lĩnh vực kinh doanh, tình hình mỗi doanh nghiệp mà hiệu quả của các chiến dịch Paid Ad sẽ khác nhau.
Để tiến hành làm Paid Ads, doanh nghiệp cần lưu ý phân tích kỹ khách hàng mục tiêu (Audience), ngân sách (Budget), Thương mại (Commerciality),…
Kết luận
Dù bạn triển khai tiếp thị trên kênh nào thì điều quan trọng là cần có chiến lược Digital Marketing tổng thể tốt. Doanh nghiệp cần tạo ra nội dung hấp dẫn, thông điệp xuất sắc đúng tâm lý khách hàng mục tiêu. Để làm được điều này, bạn có thể tìm các chuyên gia Marketing, hoặc thuê dịch vụ tư vấn, triển khai Digital Marketing của các công ty uy tín như NAVEE nhé.
Hãy để lại thông tin của bạn