Tìm hiểu mobile marketing và 10 hình thức tiếp thị di động phổ biến

5
(1)

Thiết bị công nghệ di động được phát triển nhanh cùng với nhiều tiện ích đi kèm, ngày nay mỗi người luôn gắn bó với ít nhất một thiết bị di động để phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Trên cơ sở đó, Mobile Marketing được ứng dụng và triển khai hiệu quả trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Hãy cùng Navee tìm hiểu Mobile Marketing là gì và 10 hình thức tiếp thị di động phổ biến nhất hiện nay.

1. Mobile marketing là gì?

Mobile marketing, hay còn gọi là tiếp thị di động, là một hình thức triển khai các hoạt động quảng bá và truyền thông của doanh nghiệp trên thiết bị di động cá nhân của người dùng gồm có điện thoại và máy tính bảng. 

Tìm hiểu về mobile marketing
Mobile marketing là tiếp thị trên các thiết bị di động của người dùng

Ước tính trên toàn thế giới, có 6,925 tỷ người dùng điện thoại di động và dự báo con số này ​​sẽ đạt 7,33 tỷ vào năm 2025. Theo một nghiên cứu của Gartner vào năm 2022, có đến 79% người dùng điện thoại đã mua hàng trực tuyến. Đây là một cơ hội vô cùng lớn với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn triển khai các chiến dịch marketing online một cách hiệu quả và phát triển kinh doanh.

Theo số liệu thống kê năm 2022 của tổ chức PwC (PricewaterhouseCoopers), có đến hơn 70% doanh nghiệp đã áp dụng hình thức Mobile Marketing như một phần quan trọng trong chiến lược Marketing của họ.

Tiếp thị di động mở ra tiềm năng to lớn để triển khai các hoạt động quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, giới thiệu thương hiệu và các nhãn hàng đến với từng người dùng tiềm năng thông qua chính thiết bị cá nhân mà họ luôn gắn bó.

2. Cách thức hoạt động của Mobile Marketing (tiếp thị di động)

Hoạt động Mobile Marketing được thực hiện thông qua đa dạng hình thức, từ việc tạo và gửi tin nhắn văn bản, đưa ra thông báo đẩy cho đến các chiến dịch quảng cáo trên ứng dụng, quảng cáo trên mạng xã hội và nhiều hình thức khác.

Tiếp thị di động thường được thực hiện trong các chiến dịch marketing online tổng thể nhằm tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng các thông điệp được cá nhân hóa và tối ưu yếu tố thời gian, khu vực,…

3. Top 10 hình thức Mobile Marketing tiếp cận khách hàng hiệu quả

Navee giới thiệu đến bạn đọc 10 hình thức tiếp thị di động được ứng dụng phổ biến và có hiệu quả cao:

3.1. SMS Marketing

SMS Marketing là một trong hình thức Mobile Marketing phát triển sớm nhất. Hình thức tiếp thị qua SMS thực hiện trên cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp (số điện thoại của người dùng), công cụ gửi tin nhắn tự động và xây dựng kịch bản/ nội dung văn bản tiếp thị. Nội dung có thể bao gồm quảng cáo dịch vụ, giới thiệu chương trình ưu đãi, nhắc hẹn tái đăng ký dịch vụ,… 

Tuy nhiên, SMS Marketing giới hạn 160 ký tự mỗi tin nhắn, gây khó khăn trong việc truyền tải thông điệp phức tạp. Bên cạnh đó, việc chọn lựa nội dung cần được thực hiện cẩn thận để tránh làm khách hàng khó chịu, dẫn đến khả năng bị báo cáo spam hoặc chặn số. Đồng thời, cân nhắc số lượng triển khai hàng ngày hoặc hàng tuần, bởi có thể tạo áp lực đáng kể lên ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty T-Fashion House đã gửi tin nhắn thông báo đặc biệt về chương trình giảm giá lên đến 50% nhằm thúc đẩy doanh số trong dịp giảm giá. Với chiến dịch SMS Marketing công ty đã thu hút lượng lớn khách hàng ghé thăm cửa hàng và đạt mức tăng trưởng doanh số ấn tượng. Ngoài ra, chiến dịch còn ghi nhận tương tác tích cực và phản hồi tốt từ khách hàng đã đăng ký nhận tin nhắn.

SMS marketing
SMS marketing là hình thức tiếp thị phổ biến

3.2. Dịch vụ tin nhắn đặc biệt PSMS

PSMS là một hình thức phát triển hơn của SMS, được sử dụng để bán các dịch vụ liên quan đến điện thoại như nhạc chuông, hình nền cho điện thoại di động hoặc kêu gọi tham gia các trò chơi trả lời câu hỏi, đưa ra dự đoán,… Phí triển khai tin nhắn đặc biệt PSMS cao hơn tin nhắn văn bản thông thường.

Ví dụ: Công ty VW Music đã thực hiện chiến dịch PSMS để đăng ký dịch vụ nhạc chờ qua PSMS với phần thưởng hấp dẫn như phiếu mua hàng, thẻ cào,… Kết quả là số lượng người dùng đăng ký tăng đáng kể, doanh số bán hàng được cải thiện và nhận được tương tác tích cực từ khách hàng.

3.3. Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện MMS

MSS là hình thức Mobile Marketing có sử dụng kết hợp giữa văn bản, hình ảnh và video âm thanh để tạo ra các quảng cáo trực quan, sinh động và thu hút. Mức kinh phí đầu tư MMS khá cao và yêu cầu tương thích thiết bị, nghĩa là không phải loại điện thoại nào cũng có thể nhận được loại tin nhắn MMS này. Vậy nên doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với đối tượng mục tiêu và ngân sách.

3.4. Giao thức ứng dụng không dây ( WAP – Wireless Application Protocol) 

WAP là một phiên bản đơn giản hơn của website trên các thiết bị di động. WAP cho phép đăng tải toàn bộ thông tin, hình ảnh lên trang web di động này. Với hình thức Mobile Marketing này, người dùng điện thoại có thể dễ dàng lướt web với dạng hiển thị tương thích với màn hình thiết bị, đảm bảo thông tin được truyền tải chi tiết hơn, trực quan và đầy đủ.

3.5. Mobile app marketing

Mobile App Marketing là hình thức tiếp thị quảng bá thông tin khi người dùng thực hiện thao tác truy cập hoặc tải xuống một ứng dụng mới. Phương thức quảng cáo này được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vì khả năng tiếp cận khách hàng nhanh chóng và mức độ nhận biết, ghi nhớ sản phẩm cao.

Khi thực hiện hình thức tiếp thị này, doanh nghiệp hợp tác với các đơn vị phát triển ứng dụng để phát những hình ảnh, video quảng cáo trực tiếp khi khách truy cập hoặc tải ứng dụng.

Dưới đây là 4 loại quảng cáo trong ứng dụng phổ biến gồm:

  • Quảng cáo biểu ngữ: Hiển thị ở đầu hoặc góc màn hình thiết bị.
  • Quảng cáo gốc: Được thiết kế hòa hợp với giao diện ứng dụng, mang lại trải nghiệm liền mạch cho người dùng.
  • Quảng cáo video: Dưới dạng video phát trực tiếp trong ứng dụng.
  • Quảng cáo chuyển tiếp: Xuất hiện khi người dùng thực hiện thao tác chuyển đổi giữa các hành động trong ứng dụng.

Theo Visual Capitalist, TikTok là một trong những nền tảng nổi bật, trong khi Mobile Marketer cho rằng quảng cáo trong ứng dụng có thể tăng lưu lượng truy cập từ 19% đến 49%, nâng cao khả năng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.

Ví dụ: Công ty thời trang F&M đã tạo video sáng tạo về thời trang trên TikTok, Instagram kết hợp sử dụng quảng cáo trả phí để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Kết quả là nhận thức thương hiệu được cải thiện đáng kể và thu hút lượng lớn khách hàng mới.

Quảng cáo hiển thị khi người dùng tải các ứng dụng mới
Quảng cáo hiển thị khi người dùng tải các ứng dụng mới

3.6. In game Mobile Marketing (Quảng cáo trong trò chơi mobile)

Đây là hình tiếp thị di động rất được ưa chuộng hiện nay. Hình thức tiếp thị di động này thực hiện bằng cách lồng ghép các video quảng cáo chạy trong lúc người dùng chơi hoặc chèn hình ảnh/ hộp thoại nhỏ chứa nội dung quảng cáo,…

Hiệu quả hiển thị còn được tối ưu bằng các điều kiện xem hết quảng cáo sẽ nhận thêm quà tặng trong game. Quảng cáo trong trò chơi thực sự mang lại hiệu quả tăng nhận diện và phủ sóng thương hiệu đến các tệp người dùng mục tiêu.

3.7. Sử dụng mã QR

Hành vi quét mã QR đang ngày càng phổ biến hơn, các thiết bị di động và ứng dụng cũng được tối ưu tính năng này. Mã QR chứa một trang web cụ thể, sau đó quét mã người xem sẽ được đưa đến trang đích này. Doanh nghiệp có thể tạo các landing page có nội dung thu hút và thiết kế giao diện bắt mắt để tăng tỷ lệ chuyển đổi của người xem sau hành vi quét mã.

Dưới đây là ví dụ về việc ứng dụng mã QR trong chiến dịch Mobile Marketing:

  • Tham gia đánh giá và nhận phần thưởng: Sử dụng để mời khách hàng tham gia khảo sát hoặc đánh giá sản phẩm, dịch vụ. Sau khi hoàn thành, họ có thể nhận phần thưởng như phiếu giảm giá, ưu đãi hoặc quà tặng,…
  • Quét mã để tham gia game online và nhận thưởng: Trò chơi trực tuyến hoặc chương trình tương tác thường tích hợp mã QR, cho phép khách hàng quét để tham gia. Và có cơ hội nhận được phần thưởng hấp dẫn khi hoàn thành nhiệm vụ.
  • Theo dõi fanpage, Zalo OA, hoặc tham gia nhóm khách hàng thân thiết: Doanh nghiệp sử dụng mã QR để kết nối với khách hàng qua mạng xã hội. Chỉ cần quét mã, khách hàng có thể theo dõi fanpage, tương tác với Zalo Official Account hoặc gia nhập nhóm khách hàng thân thiết để nhận thông tin mới nhất và ưu đãi độc quyền.

3.8. Tiếp thị dựa trên địa điểm

Location-based marketing hay còn gọi là tiếp thị dựa trên địa điểm là một trong các hình thức Mobile Marketing được ứng dụng phổ biến. Chiến lược marketing này sẽ sử dụng dữ liệu vị trí trên thiết bị di động của người dùng để điều chỉnh thông điệp gửi tới người dùng ở một địa điểm hoặc khu vực cụ thể. 

Hình thức truyền thông có thể là tin nhắn văn bản hoặc thông báo đẩy. Hình thức này đặc biệt phù hợp và tối ưu đối doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi yếu tố vị trí thuận tiện sẽ có tác động mạnh mẽ tới hành vi mua hàng của khách hàng.

Tiếp thị dựa trên địa điểm
Tiếp thị địa điểm tối ưu được phạm vi tiếp cận khách hàng mong muốn

3.9. Quảng cáo tìm kiếm trên thiết bị di động (Search Ads)

Search Ads là một hình thức tiếp thị di động do Google cung cấp trên công cụ tìm kiếm. Hình thức tương tự như giao diện trên PC, khi search gõ một truy vấn tìm kiếm, Google sẽ đưa ra kết quả tìm kiếm dưới dạng quảng cáo hiển thị hoặc gần đúng với những cụm từ có liên quan đến từ khóa quảng cáo của bạn. Hình thức này được Google tối ưu cho điện thoại di động, với tiện ích bổ sung như nhấp để gọi hoặc chỉ dẫn bản đồ.

3.10. Thông báo đẩy (push notification)

Một hình thức Mobile Marketing được các ứng dụng tích hợp và sử dụng phổ biến là thông báo đẩy. Trên các ứng dụng đã cài đặt, đội ngũ tiếp thị và kỹ thuật sẽ tạo các nội dung tin gọn và thu hút xuất hiện dưới dạng các thông báo đẩy tự động. Hình thức này cũng được tối ưu về mặt nội dung sao cho thu hút, kích thích nhấp vào thông báo. Các công cụ automation marketing sẽ được thiết lập dựa trên hành vi sử dụng của người dùng: khung thời gian sử dụng, thời gian online, tỷ lệ người dùng nhấp vào các loại thông báo,…

4. Ưu nhược điểm của Mobile Marketing

4.1. Ưu điểm

Những ưu điểm nổi bật khi triển khai các hoạt động Mobile Marketing là:

  • Dễ sử dụng, không đòi hỏi phải có công nghệ cao: So với nhiều loại hình digital marketing khác thì Mobile Marketing dễ dàng tiếp cận hơn và có nhiều các hình thức khác. Doanh nghiệp không cần phải đầu tư phần mềm, công cụ kỹ thuật quá cao cấp hoặc phải có đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm kỹ thuật đáng kể để thực hiện. 
  • Tối ưu chi phí: So với các hình thức khác trong tiếp thị online như chạy quảng cáo facebook, google, thực thi SEO,… Mobile Marketing có chi phí thực hiện tương đối thấp. Các chiến dịch tiếp thị di động có thể lập kế hoạch trong ngắn hạn, thử nghiệm mẫu với từng nhóm đối tượng,… một cách liên tục mà không cần đầu tư quá nhiều.
  • Tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi: Mọi người gắn bó với thiết bị di động mỗi ngày vì vậy đây chính là điểm chạm quan trọng để doanh nghiệp có thể tác động đến khách hàng. Doanh nghiệp tiếp cận người dùng tiềm năng một cách trực tiếp và kiểm soát được mức độ, tần suất xuất hiện sao cho phù hợp và hiệu quả.
Chiến dịch Mobile Marketing tiếp cận nhiều khách hàng
Chiến dịch Mobile Marketing tiếp cận nhiều khách hàng

4.2. Nhược điểm

  • Lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu: Quyền riêng tư dữ liệu là yếu tố nhạy cảm mà doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện, để tránh các tình huống gây tác dụng ngược nếu có phản ứng tiêu cực từ người dùng. Yếu tố này vừa liên quan đến pháp luật, vừa có ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu và sự tin tưởng của khách hàng.
  • Có thể tăng chi phí dữ liệu cho người dùng: Các chiến dịch quảng cáo di động như video, hình ảnh có thể tiêu tốn lượng dữ liệu di động đáng kể của người dùng, đặc biệt khi họ truy cập mạng 4G/5G. Việc tiếp nhận các thông báo, tin nhắn quảng cáo có thể khiến người dùng phát sinh chi phí ngoài dự kiến, đặc biệt khi họ sử dụng dịch vụ trả phí của nhà mạng.
  • Cần chuẩn bị một kế hoạch hoàn hảo mới thu hút sự chú ý từ người dùng hiệu quả: Mỗi ngày người dùng điện thoại có thể tiếp cận hàng trăm ngàn mẫu thông tin và rất dễ bị bỏ qua trong tích tắc. Các đội ngũ tiếp thị không ngừng chạy đua trong cuộc chiến truyền thông, nhằm tạo ra các nội dung thú vị với hình thức bắt mắt để thu hút người xem. Vì vậy, các chiến dịch Mobile Marketing cần được lên kế hoạch chi tiết, nghiên cứu thật sâu sắc về hành vi của người dùng trên điện thoại thì mới tạo ra được hiệu quả mong đợi.

5. Ví dụ về các chiến lược Mobile Marketing nổi bật

Dưới đây là chiến lược tiếp thị di động nổi bật mà Navee muốn chia sẻ để bạn đọc có thể học hỏi được những điểm hay ho mà đội ngũ của thương hiệu đã thực hiện thành công:

5.1. Chiến lược tiếp thị SMS của Nissan

SMS của Nissan
SMS của Nissan

Với một ngành hàng đặc thù như ô tô, khả năng mua lại của khách hàng tương đối thấp và mức độ tái mua cùng một thương hiệu xe hơi cũng không thường xuyên xảy ra. Nissan đã tìm ra giải pháp bằng hình thức Mobile Marketing SM. 

Bằng cách sử dụng dữ liệu được cá nhân hóa của từng khách hàng và chiếc Nissan đầu tiên mà họ đã mua, đội ngũ tiếp thị Nissan đã gửi các tin nhắn SMS nhằm xây dựng kết nối và tối ưu quá trình trình trải nghiệm sản phẩm xe. Nội dung tin nhắn gồm đợt bảo trì sắp tới, các chủ đề thời tiết, các tính năng trên xe mà chủ xe chưa sử dụng,… 

Chiến dịch này đã tạo ra mức độ tương tác tăng gấp bốn lần và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn nhiều. Bằng cách tiếp tục chiến lược SMS được cá nhân hóa cao này, Nissan dự đoán số lượng người mua lặp lại sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

5.2. Thông báo đẩy của Duolingo

Những thông báo của Duolingo
Những thông báo của Duolingo là nhắc nhở hiệu quả cho người học ngoại ngữ

Duolingo là một ứng dụng học ngoại ngữ được nhiều người tin tưởng sử dụng. Thấu hiểu đặc thù của ngành đào tạo và những rào cản trong việc học online, đội ngũ tiếp thị của Duolingo đã áp dụng hình thức Mobile Marketing, đặc biệt là hình thức thông báo đẩy. 

Đội ngũ tiếp thị của Duolingo đã nghiên cứu khách hàng và sản phẩm kỹ lưỡng. Từ đó, phát triển thành các kịch bản nội dung sáng tạo và khác biệt. Người dùng rất thích thú và chia sẻ trên mạng xã hội rất nhiều thông báo từ “Con cú xanh lá” với nội dung được cá nhân hóa, giọng điệu dí dỏm gần gũi nhưng cũng rất nghiêm khắc. 

Duolingo còn tạo ra một chiến dịch quảng cáo vui nhộn trên thiết bị di động Ngày Cá tháng Tư để nâng cao nhận thức về thương hiệu và làm tăng mức độ sử dụng dịch vụ. Đây là thành công của đội ngũ marketing trong chiến dịch Mobile Marketing mà chúng ta rất nên học hỏi.

6. So sánh Mobile Marketing với Marketing truyền thống?

Mobile Marketing và Traditional Marketing là hai chiến lược tiếp thị khác biệt để kết nối với khách hàng. Dưới đây là điểm khác biệt nổi bật giữa hai hình thức này:

Điểm khác biệtMobile MarketingTraditional Marketing
Phương tiện truyền thôngĐiện thoại di động, máy tính bảng (SMS, Email di động…)Truyền hình, radio, báo chí, quảng cáo ngoài trời, tờ rơi…
Tính tương tácHiệu suất tác cao, cho phép phản hồi ngay lập tứcHiệu suất thấp, ít cơ hội tương tác trực tiếp
Đo lường hiệu suấtDễ dàng đo lường và theo dõi qua công cụ phân tíchKhó đo lường, chủ yếu dựa vào doanh số bán hàng hoặc khảo sát
Phạm viTùy chỉnh theo đối tượng, vị trí và hành vi khách hàngPhạm vi rộng, thường nhắm đến đối tượng chung
Chi phíLinh hoạt, có thể điều chỉnh theo ngân sách và thời gianChi phí cao, đặc biệt đối với quảng cáo trên TV và radio
Mobile Marketing và Traditional Marketing là hai chiến lược tiếp thị khác biệt
Mobile Marketing và Traditional Marketing là hai chiến lược tiếp thị khác biệt

Navee mong rằng bài viết này đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc về hình thức Mobile Marketing. Để được hỗ trợ xây dựng và thực thi giải pháp marketing toàn diện và phù hợp, bạn hãy liên hệ với Navee để được tư vấn miễn phí.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link