Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển và đứng vững trên thị trường, các nhà quản lý cần phải hoạch định chiến lược marketing một cách kỹ lưỡng và chi tiết. Việc hoạch định chiến lược marketing không chỉ giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng mục tiêu, hiểu rõ khách hàng mục tiêu, mà còn giúp tối ưu hóa các nguồn lực và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Hãy cùng Navee tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này thông qua bài viết bên dưới.
1. Tại sao cần phải hoạch định chiến lược marketing?
Hoạch định chiến lược marketing chính là quá trình doanh nghiệp xây dựng và phát triển một chiến lược marketing hiệu quả. Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá thị trường, doanh nghiệp có thể xác định và đưa ra giải pháp tiếp thị cho thị trường mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Nhờ những giải pháp tiếp thị phù hợp mà doanh nghiệp tiếp cận được thị trường một cách tối ưu theo kế hoạch đề ra.
Việc hoạch định chiến lược được đánh giá là rất quan trọng và được thực hiện, quyết định bởi ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện điều này để có thể tiếp thị và bắt kịp mong muốn của khách hàng ở từng giai đoạn khác nhau.
Để hiểu sâu hơn, chúng ta cùng phân tích những vai trò của việc hoạch định chiến lược marketing đối với doanh nghiệp:
1.1. Giúp doanh nghiệp vạch rõ hướng đi
Khi xây dựng chiến lược marketing, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu mà mình đạt được, chẳng hạn như tăng doanh thu, tăng độ nhận diện thương hiệu hay mở rộng thị phần,… Từ đó, doanh nghiệp sẽ phải lên kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đề ra, bao gồm các hoạt động marketing cụ thể, ngân sách quảng bá, thời gian thực hiện, bố trí nhân sự và phân công trách nhiệm.
Như vậy, hoạch định chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp sẽ biết được định hướng phát triển hoạt động marketing cụ thể để đạt được các mục tiêu kinh doanh.
1.2. Phân bổ nguồn lực hợp lý
Nguồn lực của doanh nghiệp là có giới hạn. Vậy nên, hoạch định chiến lược tiếp thị là bước cần thiết để sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, giúp tránh trường hợp lãng phí và dàn trải tài nguyên.
Doanh nghiệp có thể xác định những hoạt động marketing mang lại hiệu quả cao nhất và tập trung nguồn lực vào những hoạt động đó. Bên cạnh đó, tránh lãng phí nguồn lực cho những hoạt động không hiệu quả hoặc không phù hợp với mục tiêu đề ra.
Không những vậy, bước này còn giúp doanh nghiệp có thể thiết lập được đúng ngân sách đầu tư. Sử dụng các công cụ một cách tối ưu để triển khai các giải pháp.
1.3. Cập nhật xu thế thị trường
Trên thị trường kinh doanh, mỗi một ngày trôi qua, sẽ luôn có những biến động. Các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như quy định mới của pháp luật, chính sách, sự yêu cầu thay đổi, kỳ vọng của khách hàng, công nghệ, tình trạng lạm phát,…
Nếu hoạch định chiến lược marketing hiệu quả, doanh nghiệp sẽ biết cách điều chỉnh chiến lược marketing của mình cho phù hợp với tình hình thị trường để theo kịp những xu hướng mới nhất.
1.4. Có các giải pháp kịp thời khi gặp rủi ro trong kinh doanh
Hoạch định chiến lược marketing đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp kịp thời chuẩn bị những giải pháp để đối phó với những rủi ro tiềm ẩn. Nhờ vậy mà có thể mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong tương lai.
Vai trò của hoạch định chiến lược mang lại
2. Quy trình 5 bước hoạch định chiến lược marketing cho doanh nghiệp
Để có thể hoạch định chiến lược marketing cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. Chúng ta không thể bỏ qua được 5 bước sau:
2.1. Bước 1: Nghiên cứu và phân tích thị trường
Bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quy trình hoạch định chiến lược marketing đó là phân tích rõ thị trường mục tiêu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng muốn hướng đến, nhu cầu và mong muốn của khách hàng, sự cạnh tranh, xu hướng thị trường,…
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu về các khía cạnh khác có ảnh hưởng như kinh tế, xã hội, chính trị, luật pháp, kỹ thuật, môi trường tự nhiên,… Nhờ vào quá trình phân tích này, doanh nghiệp sẽ xác định được mục tiêu và hướng đi của chiến lược marketing.
2.2. Bước 2: Định vị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu đã chọn
Định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một vị thế riêng cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp cho thị trường mục tiêu. Nhờ vào đó, người tiêu dùng có thể phân biệt được thương hiệu với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Ngoài ra, quá trình này còn giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc để có thể giữ chân được khách hàng của mình. Khi một thương hiệu đã được định vị thành công thì khách hàng sẽ luôn nhớ đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2.3. Bước 3: Xác định mục tiêu của chiến lược marketing
Xác định mục tiêu chiến lược là bước không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch marketing nào của doanh nghiệp. Đầu tiên, doanh nghiệp cần nắm được mục tiêu marketing cần đạt được là gì.
Điều này giúp cho quá trình xây dựng kế hoạch, hoạt động marketing được thuận lợi, hướng đến việc đảm bảo các mục tiêu đã được đề ra. Không những vậy, xác định mục tiêu chính là cơ sở để có thể phân bố nguồn lực và nhân sự cho bộ phận marketing.
Đối với việc xác định mục tiêu marketing sẽ cần dựa trên mục tiêu kinh doanh, phương hướng hoạt động chung của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp còn cần xây dựng theo hình ảnh mà công ty đang hướng đến. Như vậy sẽ giúp tạo nên được sự thống nhất giữa hoạt động marketing với các hoạt động khác trong doanh nghiệp.
2.4. Bước 4: Xây dựng và phát triển chiến lược marketing
Một trong các bước hoạch định chiến lược marketing mà chúng ta cần làm đó là xây dựng và phát triển chiến lược marketing. Chiến lược của doanh nghiệp có thể là sản phẩm, quảng cáo, giá cả,…
Dựa theo những phân tích về thị trường mà người quản lý có thể cùng nhân sự xác định được kênh tiếp thị, lên kế hoạch thực thi hành động và phân bổ nguồn lực. Điều này giúp mang đến những giá trị tốt đẹp cho doanh nghiệp và khách hàng.
Doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến việc phân phối các kênh marketing, lộ trình đưa các sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường, duy trì những sản phẩm hiện có…
Ngoài ra, nội dung của chiến lược marketing cần hấp dẫn, chạm được tới nhu cầu mong muốn của khách hàng. Như vậy, hoạch định chiến lược marketing mới đem lại được những kết quả mà doanh nghiệp hướng đến.
2.5. Bước 5: Đánh giá hiệu quả và tối ưu chiến lược marketing
Bước sau cùng đó là doanh nghiệp cần đánh giá được hiệu quả và tối ưu chiến lược. Dựa theo mục tiêu đã thiết lập ban đầu, doanh nghiệp sẽ cần đo lường và phân tích kết quả chiến lược marketing.
Sau đó, đội ngũ nhân viên marketing theo dõi tiến độ dự án, xác định và thảo luận các vấn đề tồn đọng để đưa ra các giải pháp tối ưu hóa chiến lược marketing.
Trong trường hợp các hoạt động marketing không đạt hiệu quả. Lúc này, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh và đưa ra các giải pháp kịp thời để thay thế.
3. Nên hoạch định chiến lược marketing dài hạn hay ngắn hạn
Câu hỏi về việc nên áp dụng chiến lược marketing dài hạn hay ngắn hạn là một vấn đề muôn thuở mà các doanh nghiệp quan tâm. Ở nội dung dưới đây, Navee sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
3.1. Hoạch định chiến lược marketing ngắn hạn
Chiến lược marketing ngắn hạn thường có thời gian triển khai trong khoảng từ vài tháng đến một năm. Mục tiêu hướng đến đó là giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, xu hướng tiêu dùng và hành vi khách hàng.
Ngoài ra, hoạch định chiến lược marketing sẽ giúp hoàn thành một công việc cụ thể nào đó như tăng doanh số bán hàng, cải thiện chất lượng sản phẩm.
Thông thường các hoạch định chiến lược marketing ngắn hạn được hoạch định để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đáp ứng được điều kiện thực tế nhu cầu của thị trường hiện tại. Điều này đặc biệt rất quan trọng đối với những công ty mới thành lập.
3.2. Hoạch định chiến lược marketing dài hạn
Chiến lược marketing dài hạn thường diễn ra trong khoảng thời gian dài từ 3 đến 5 năm trở lên. Việc hoạch định chiến lược marketing dài hạn rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó liên quan tới sự phát triển của chính doanh nghiệp đó trong tương lai.
Thông thường doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạch định chiến lược marketing dài hạn trong các trường hợp:
- Doanh nghiệp muốn xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu bền vững, ghi dấu ấn sâu sắc trong tâm trí khách hàng.
- Doanh nghiệp muốn phát triển ở một thị trường mới.
- Thực hiện các mục tiêu marketing dài hạn.
3.3. Hoạch định chiến lược marketing dài hạn hay ngắn hạn thì tốt hơn?
Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng doanh nghiệp cần dựa theo mục tiêu hướng đến, nguồn lực sẵn có, thị trường và khả năng thích ứng với rủi ro để lựa chọn hoạch định chiến lược marketing dài hạn hay ngắn hạn. Sự lựa chọn phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả như mong muốn.
4. Một số lưu ý quan trọng khi hoạch định chiến lược marketing
Để quá trình hoạch định chiến lược marketing mang đến hiệu quả tốt nhất. Doanh nghiệp cần lưu ý đến một số vấn đề say:
- Doanh nghiệp cần kết hợp các bộ phận với nhau. Ngoài sự tham gia chính của phòng marketing, quá trình hoạch định chiến lược cần có sự kết hợp của các bộ phận có liên quan khác như phòng tài chính, phòng chăm sóc khách hàng…
- Xây dựng chiến lược dự phòng để phòng ngừa rủi ro. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp phải khủng hoảng hay các hoạt động tiếp thị gặp những vấn đề không mong muốn, doanh nghiệp sẽ có được sự thay đổi kịp thời, giảm thiểu rủi ro.
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý công việc, công cụ phân tích, sắp xếp công việc,… giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và đảm bảo tính chính xác.
- Doanh nghiệp cần phân bổ nguồn ngân sách, nhân sự, đầu tư phát triển sản phẩm một cách hợp lý. Điều này phụ thuộc vào những hạng mục mà doanh nghiệp đang muốn hoạch định.
- Trong các hoạch định chiến lược marketing, doanh nghiệp cần phân bố và tối ưu được nguồn lực, xem xét thực trạng và xu hướng của thị trường. Ngoài ra cần đảm bảo được sự linh hoạt với các định hướng trong quá trình thực hiện.
- Người chịu trách nhiệm cho các hoạch định và đứng đầu các chiến lược cần có tầm nhìn, nhạy bén, linh hoạt. Như vậy mới có thể kịp thời ứng phó được với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến hoạch định chiến lược marketing để phát triển. Quá trình này yêu cầu mất nhiều thời gian, công sức nhưng lại mang đến hiệu quả và mục tiêu cho doanh nghiệp. Navee mong rằng với những thông tin đã chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để phát triển doanh nghiệp.
Hãy để lại thông tin của bạn