Định vị thương hiệu là gì? Ví dụ nổi bật về Brand Positioning

5
(2)

Định vị thương hiệu đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng hình ảnh và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Không những thế, nó còn giúp doanh nghiệp xác định vị trí của mình trong tâm trí khách hàng. Bài viết sau đây của Navee Marketing Agency sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ định vị thương hiệu là gì, các chiến lược định vị mà doanh nghiệp đang sử dụng và cách mà doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình.

1. Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là giá trị riêng mà thương hiệu mong muốn truyền đạt đến khách hàng của mình. Đây chính là chiến lược cốt lõi giúp doanh nghiệp tạo dựng bản sắc thương hiệu, truyền tải giá trị và thúc đẩy khách hàng quyết định chọn mua sản phẩm của bạn thay vì thương hiệu khác. 

Định vị thương hiệu là gì
Định vị thương hiệu là giá trị riêng của thương hiệu mang đến cho khách hàng

Ngoài ra, khi một công ty muốn tự định vị mình theo một cách nhất định thì cần áp dụng định vị thương hiệu để thúc đẩy khách hàng tạo dựng được mối liên kết bền chặt giữa thương hiệu và đề xuất giá trị thương hiệu đó.

2. Tại sao định vị thương hiệu lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Định vị thương hiệu chính là yếu tố quan trọng để các công ty có được định hướng chính xác hơn trong việc chia sẻ những giá trị mà thương hiệu mang lại cho khách hàng một cách rõ ràng và hiệu quả. Điều này diễn ra thông qua cả hoạt động nội bộ và hoạt động bên ngoài:

  • Tuyên bố định vị thương hiệu: Là lời hứa ngắn gọn, súc tích về giá trị mà thương hiệu mang lại cho khách hàng.
  • Văn hóa doanh nghiệp cần được định hình dựa trên giá trị cốt lõi và định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên định vị thương hiệu để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả.
Vai trò của định vị thương hiệu đối với doanh nghiệp
Định vị thương hiệu có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Các thương hiệu cần xác định được đối tượng khách hàng của mình và đề xuất được giá trị trong tuyên bố định vị thương hiệu với mục đích duy trì sự phù hợp và đảm bảo tính thực tế.

3. Các chiến lược định vị thương hiệu phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng

Có rất nhiều cách định vị thương hiệu khác nhau để công ty tạo dựng được hình ảnh và nâng cao quy mô chiến dịch định vị riêng của mình tùy vào sứ mệnh, phân khúc của thương hiệu.

Những chiến lược định vị phổ biến đang được áp dụng nhiều như sau:

  • Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp
  • Định vị theo chất lượng
  • Định vị dựa vào tính năng
  • Định vị dựa vào giá trị
  • Định vị dựa vào đối thủ
  • Định vị dựa vào mối quan hệ
  • Định vị dựa vào công dụng 
  • Định vị dựa vào cảm xúc
  • Định vị dựa vào mong muốn
chiến lược định vị thương hiệu
Những chiến lược định vị phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng

Đây đều là những chiến lược giúp các thương hiệu hiểu rõ hơn về những giá trị giúp mình luôn trở nên khác biệt. Đồng thời, cũng minh họa được những giá trị độc đáo mà khách hàng nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.

Hãy tập trung vào những giá trị mà mình có thể mang lại cho thị trường mục tiêu, nên các thương hiệu hãy cố gắng tạo dựng chiến lược định vị mạnh mẽ và hiệu quả đối với khách hàng.

4. 5 bước giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả

Để xây dựng được một chiến lược định vị thương hiệu thành công hiệu quả cần trải quy trình 5 bước như dưới đây.

4.1. Xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình là ai. Từ đó tìm hiểu và phân tích mong muốn của khách hàng đối với doanh nghiệp. Qua những phân tích này, bạn sẽ biết được những sản phẩm hay dịch vụ mình làm ra sẽ phù hợp được với những gì mà khách hàng đang cần. Điều này giúp cho doanh nghiệp định vị thương hiệu chính xác và đúng đắn hơn.

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Để định vị thương hiệu thành công phải xác định được khách hàng mục tiêu là ai?

Cho nên, thấu hiểu khách hàng rất quan trọng, chỉ khi bạn đặt mình vào vị trí của họ và chia sẻ, cảm thông để đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao, giải quyết được những vấn đề họ đang gặp phải để tạo dựng lòng tin từ khách hàng. Khi đó, doanh nghiệp cũng dễ dàng đưa ra những chiến lược định vị thương hiệu và nâng cao được mức độ nhận thức về thương hiệu của bạn.

4.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là bước quan trọng trước khi doanh nghiệp quyết định lựa chọn hướng đi phù hợp cho riêng mình. Khi hiểu rõ được đối thủ cạnh tranh mới xác định được ưu điểm, sự hạn chế và thách thức có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp mới xây dựng được những nét khác biệt, đặc trưng của mình so với đối thủ kinh doanh.

Bạn có thể tra cứu các thông tin về đối thủ cạnh tranh của mình thông qua:

  • Truy cập website của đối thủ và nghiên cứu kỹ lưỡng về họ
  • Đọc các đánh giá của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của đối thủ
  • Theo dõi các hoạt động của đối thủ trên mạng xã hội để thăm dò chiến lược marketing mà họ đang thực hiện.

Để phân tích đối thủ doanh nghiệp hãy đặt những câu hỏi như khách hàng đang nhận biết thương hiệu của đối thủ như nào? Thương hiệu có thế mạnh gì bền vững không? Xu hướng sắp tới của đối thủ cạnh tranh như nào?…

4.3. Phân tích giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Việc thể hiện rõ ràng giá trị nổi bật của thương hiệu là điều vô cùng quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng mục tiêu. Hãy làm rõ sản phẩm/dịch vụ của bạn có điều gì khác biệt. Tại sao khách hàng lại chi trả tiền để mua sản phẩm/dịch vụ đó, nó mang lại lợi ích gì cho họ và liệu điều này có thật sự xứng đáng hay không.

4.4. Tiến hành định vị thương hiệu

Tiến hành định vị thương hiệu thông qua sơ đồ định vị là công cụ quan trọng trong quá trình phát triển chiến lược định vị. Trên sơ đồ cần chi tiết hóa và ghi chép những thông tin thuộc tính của thương hiệu để tạo ra bức tranh cụ thể và thuộc tính của thương hiệu trên thị trường. 

Tiến hành định vị thương hiệu

Để xây dựng sơ đồ định vị hiệu quả thì quá trình phân tích các bước bên trên cần chi tiết và cụ thể. Bắt đầu từ việc tìm hiểu về doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh cho đến nắm bắt thông tin và nhu cầu khách hàng, tất cả những thông tin đều cung cấp nguồn dữ liệu quan trọng để định vị chính xác.

4.5. Theo dõi và đánh giá để củng cố lại định vị

Theo dõi và đánh giá để củng cố lại định vị thương hiệu là bước cuối cùng có vai trò quan trọng trong mọi chiến lược. Qúa trình kiểm tra và đánh giá, thu thập các phản hồi của khách hàng cũng giúp bạn xác định được chiến lược định vị thương hiệu của mình có mang lại hiệu quả như kỳ vọng không. Liệu chiến lược có giúp doanh nghiệp của bạn phát triển trong tương lai không. Nếu chưa đạt được cần đề ra những giải pháp khắc phục phù hợp nhất.

5. Ví dụ về định vị thương hiệu của các thương hiệu lớn

Cùng xem qua một số ví dụ về định vị thương hiệu được các thương hiệu lớn áp dụng trong kinh doanh.

5.1. Dove

Định vị thương hiệu của Dove
Định vị thương hiệu của Dove – chiến lược toàn cầu

Dove tập trung vào những sản phẩm vệ sinh cá nhân, ưu điểm vươt trội vào vẻ đẹp tự nhiên và chân thật của phụ nữ. Chiến lược định vị thương hiệu của Dove nhấn mạnh vào cách phụ nữ trên thế giới nuôi dưỡng vẻ đẹp tự nhiên của mình bằng cách sử dụng sản phẩm của Dove. Đây cũng là lý do Dove đã sử dụng các chiến dịch xây dựng thương hiệu và nhiều chiến thuật tiếp thị khách hàng khác để định vị thương hiệu của bản thân theo cách gây được tiếng vang với khách hàng.

5.2. Coca Cola

Coca Cola thương hiệu toàn cầu đang áp dụng chiến dịch “Taste the feeling – uống cùng cảm xúc” để tạo ra những trải nghiệm đồng hành đặc biệt với mọi người, tại bất kể nơi đâu và bất kỳ khi nào họ muốn. Mục tiêu chính của chiến dịch định vị này mang lại cho người dùng cảm giác mạnh mẽ và sự thoải mái khi dùng các sản phẩm của Coca-Cola.

Chiến dịch này được đánh giá không chỉ nhấn mạnh vào chất lượng và hương vị đặc trưng của sản phẩm mà còn tập trung vào khía cạnh cảm xúc và kết nối với người tiêu dùng. 

5.3. Apple

Định vị thương hiệu Apple
Apple để lại nhiều bài học rất lớn thông qua chiến lược định vị thương hiệu của họ

Apple định vị thương hiệu bằng cách xây dụng sơ đồ định vị, phân tích đối thủ cạnh tranh và từ đó nắm bắt được nhu cầu khách hàng, thông tin nguồn dữ liệu quan trọng để định vị hướng đi chính xác nhất. 

Chiến dịch định vị của thương hiệu lớn hàng đầu thế giới đạt được hiệu quả kinh doanh tuyệt vời với hàng triệu người sử dụng các sản phẩm Apple trên toàn cầu.

5.4. Tesla

Tesla định vị thương hiệu bằng cách loại bỏ giá cả khỏi thương hiệu của mình và thay vào đó tập trung vào chất lượng xe của họ. Vì vậy, Tesla là thương hiệu xe hạng sang có giá đắt hơn so với các đối thủ và ô tô Tesla còn có khả năng di chuyển đường dài, thân thiện với môi trường và chạy điện. Chính những ưu điểm vượt trội này giúp ô tô Tesla được khách hàng tin tưởng lựa chọn nhiều.

Vì vậy, xây dựng một chiến lược định vị thương hiệu đúng đắn trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, các doanh nghiệp sở hữu một số thương hiệu phát triển chính là điều kiện thuận lợi để các chiến lược định vị thực thi hiệu quả hơn. 

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này về định vị thương hiệu là gì, quy trình định vị để giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt được thông tin hữu ích và áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp của chính mình.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 2

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    BẤM NHẬN VÉ NGAY
    close-link