5 bước xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp hiệu quả

5
(1)

Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường nhiều cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải nỗ lực tìm ra các chiến lược mới, hướng đi đúng đắn và phù hợp với sự thay đổi liên tục của thị trường cũng như mô hình doanh nghiệp của mình. Ở bài viết sau đây, Navee Agency sẽ gợi ý đến bạn quy trình chi tiết các bước xây dựng chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả và tối ưu nhất? Hãy cùng Navee khám phá ngay nhé!

1. Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh có thể hiệu là một bản kế hoạch chi tiết, tổng thể và dài hạn, giúp định hướng các hoạt động kinh doanh nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra của một doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh là gì và có vai trò thế nào đối với doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng các hoạt động kinh doanh

Chiến lược kinh doanh này sẽ bao gồm các cách thức, phương pháp, các quyết định chiến lược hay chiến thuật mà doanh nghiệp phải thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh. Đồng thời, nó giúp liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp cùng nhau, đảm bảo các quyết định đều hỗ trợ cho định hướng chung của công ty. 

Đây là nền tảng để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu suất kinh doanh tối ưu nhất.

2. Quy trình 5 bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Để xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp được hiệu quả, cần đảm bảo tối thiểu các bước sau:

Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh
Quy trình 5 bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

2.1. Bước 1: Thiết lập mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp hướng đến

Bước đầu tiên và tiến quyết đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả là cần xác định được mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp mong muốn trong tương lai. Đây là những kỳ vọng của doanh nghiệp mong muốn đạt được, được xác lập cụ thể trong chiến lược kinh doanh để thực hiện. 

Mục tiêu chiến lược đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp, do đó mục tiêu phải rõ ràng, chi tiết, có thể đo lường thực tế và có thời hạn rõ ràng. Rõ ràng việc chọn lựa mục tiêu sẽ ảnh hưởng to lớn đến quá trình hoạt động cũng như thành quả của doanh nghiệp. 

2.2. Bước 2: Khảo sát và nghiên cứu thị trường

Sau khi có mục tiêu chiến lược, doanh nghiệp thật sự cần nắm bắt và thấu hiểu về lĩnh vực, thị trường mình tham gia kinh doanh và cạnh tranh. Bởi ở mỗi ngành nghề, mỗi thị trường đều có những tính chất, đặc điểm riêng…Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty được hiệu quả.

khảo sát và nghiên cứu thị trường
Để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cần khảo sát và nghiên cứu thị trường

Việc phân tích, nghiên cứu thị trường kỹ càng sẽ giúp các nhà quản trị có cái nhìn bao quát hơn và có riêng những định hướng kinh doanh nhằm phát huy được thế mạnh, tránh những rủi ro trong tương lai và đạt được mục tiêu đề ra.

2.3. Bước 3: Phân tích đối thủ và đánh giá thực trạng của công ty

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tự đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp và và các ảnh hưởng bên ngoài. Điều này sẽ cho phép doanh nghiệp hiểu rõ năng lực cũng như các yếu điểm của mình, đồng thời nhìn nhận được cơ hội và cả thách thức…Từ đó xây dựng được một chiến lược bao quát, cụ thể và sẵn sàng ứng biến trước những rủi ro:

  • Phân tích môi trường bên ngoài: Các yếu tố như nền kinh tế, chính trị, sự phát triển của công nghệ, áp lực cạnh tranh trong thị trường hay văn hóa- xã hội…đều là những yếu tố cần được xem xét và phân tích vì có thể tạo nên cơ hội hay nguy cơ cho chiến lược và mục tiêu của mỗi doanh nghiệp.
  • Phân tích đối thủ: Bạn cần phân tích đối thủ để biết được điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược và vị trí của họ trên thị trường. Từ đó, rút ra kinh nghiệm để giúp cho chiến lược của doanh nghiệp mình hiệu quả hơn.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là bước rất quan trọng để xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đánh giá nội lực: Bản thân mỗi doanh nghiệp cần hiểu rõ và đánh giá chính xác những điểm mạnh và điểm yếu của mình từ mọi khía cạnh như tài chính, quản lý cho đến nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất/kinh doanh và marketing…

2.4. Bước 4: Xây dựng chiến lược kinh doanh và lên kế hoạch thực hiện

Từ những số liệu và đánh giá được phân tích từ các bước trên, chúng ta sẽ tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty với các yếu tố sau: 

  • Xem xét lựa chọn chiến lược phù hợp với doanh nghiệp và thị trường hướng tới: chiến lược giá hay đa dạng hóa sản phẩm? nhượng quyền?… 
  • Đáp ứng mục tiêu chiến lược và tầm nhìn của công ty
  • Đánh giá chi phí: lợi nhuận so với vốn bỏ ra có tương thích hay không? Chỉ số ROI có khả thi không?
  • Thời gian và khả năng hoàn thành: cần phù hợp với năng lực doanh nghiệp và thực tế khả thi.

Sau khi xây dựng chiến lược, bạn sẽ chính thức đưa các kế hoạch, chiến lược đi vào hành động thực tế. Tuy nhiên để hiệu quả đạt được các mục tiêu đề ra, bạn cần đảm bảo:

  • Các nguồn lực như nhân sự, tài chính, cơ sở hạ tầng công nghệ…luôn được duy trì cân bằng và phân bổ hợp lý.
  • Những thông tin về chiến lược được thống nhất, truyền đạt rõ ràng, nhất quán trong toàn doanh nghiệp và các bên liên quan

2.5. Bước 5: Đo lường, đánh giá và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh

Trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý luôn cần kiểm tra tiến độ thực hiện cũng như đo lường, đánh giá các hoạt động chiến lược một cách thường xuyên hoặc ở những giai đoạn quan trọng để kịp thời bổ sung, tối ưu chiến lược.

3. Các tiêu chí đánh giá một chiến lược kinh doanh tốt

Một chiến lược kinh doanh được xây dựng hiệu quả cần đáp ứng được một số tiêu chí sau: 

tiêu chí đánh giá một chiến lược kinh doanh tốt
Các tiêu chí đánh giá một chiến lược kinh doanh tốt
  • Đơn giản, rõ ràng và cụ thể
  • Xác định được những thử thách cần vượt qua: Nếu không đánh giá được các rủi ro có thể gặp phải, chiến lược này chắc chắn không thể tối ưu sau này 
  • Chiến lược cần bao gồm trọng tâm các hành động thực tiễn để thực hiện chiến lược
  • Tính đồng nhất trong tất cả các hành động chiến lược được đề ra trong toàn doanh nghiệp 
  • Tính tập trung và nhất quán trong mục tiêu và các hành động thực hiện chiến lược của công ty 
  • Tận dụng tối đa các lợi thế, điểm mạnh có sẵn để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả

Trên đây là những bước cơ bản trong quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh cho một doanh nghiệp. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn để có thể thiết lập một chiến lược hiệu quả dành riêng cho doanh nghiệp của mình. Hãy theo dõi Navee để cập nhật thêm những chia sẻ và thông tin hữu ích nhé!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link