CPI trong Marketing là một trong những cụm từ khá quen thuộc đối với những người đang thực hiện chạy quảng cáo tiếp thị ứng dụng trên các nền tảng xã hội như Android hay IOS. Những nhà làm Marketing đều sẽ rất quan tâm đến chỉ số này. Vậy chỉ số CPI là gì? Cùng Navee tìm hiểu chi tiết ngay qua bài viết sau.
1. CPI là gì
1.1. Tổng quan
CPI là viết tắt của cụm từ Cost per Install, đây được gọi là việc chi trả cho mỗi hành động cài đặt. Với hình thức này, quảng cáo di động sẽ trở nên đặc biệt và nổi bật hơn. Khi mỗi khách hàng cài đặt ứng dụng, các nhà quảng cáo sẽ chỉ phải trả tiền cho hành động cài đặt đó. Nếu mục đích của nhà quảng cáo là tăng thêm lượng cài đặt ứng dụng thì đây chính là một trong những giải pháp tốt nhất. Ví dụ, khi một khách hàng tải Game về điện thoại, với mỗi lượt tải như vậy, người chủ nội dung sẽ có khoản thu nhập nào đó theo CPI của Game đó.
CPI là từ viết tắt của Cost per Install
1.2. Công thức tính CPI
Trước khi tính được CPI, cần phải khảo sát thị trường để có thể xác định những mức giá cả của các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu, tiêu biểu mà khách hàng thường hay mua trong một thời gian cố định. Sau đó, họ sẽ tính toán chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra khi mua những loại hàng hóa hay dịch vụ đó.
Công thức tính CPI
Chỉ số CPI sẽ được tính theo công thức dưới đây:
CPI = Tổng chi tiêu quảng cáo của họ / Tổng số lượt cài đặt ứng dụng được tạo bởi chiến dịch Marketing.
Một ví dụ cụ thể hơn, giả sử người bán chi 500.000đ chi phí quảng cáo cho ứng dụng của mình và ứng dụng này đã tạo ra 100 lượt cài đặt ứng dụng mới, CPI của họ sẽ được tính như sau:
CPI = 500.000 / 100 = 5.000đ cho mỗi lượt tải về trên thiết bị di động
2. Ưu nhược điểm của chỉ số CPI
Về ưu điểm, CPI hiện có khả năng thu hút và có thể đo đếm lượng người tải ứng dụng một cách nhanh nhất so với các hình thức quảng cáo khác. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều đối với các doanh nghiệp hay các nhà kinh doanh. Bên cạnh đó, với ưu điểm này, nhà quảng cáo sẽ có thể kiểm soát chi phí tối ưu hơn.
CPI cũng có những ưu nhược điểm riêng
Bên cạnh những ưu điểm đó, chí phi cho một CPI là không hề rẻ, bởi hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo ứng dụng di động đang ngày càng trở nên gắt gao hơn. Không chỉ có vậy, nhà quảng cáo sẽ phải đối mặt với một lượng chỉ tải ứng dụng về nhưng không thực sự sử dụng – tức là chưa được gọi là “user”. Từ đó, khi lượng tải thực thấp, rất có khả năng thứ hạng ứng dụng sẽ bị ảnh hưởng xấu.
>>Xem thêm bài viết: CPM là gì? Tất tần tật về CPM mà các Marketer cần phải biết
3. CPI Marketing phù hợp với đối tượng nào
Đối với các nhà quảng cáo, CPI sẽ phù hợp nhất khi chạy quảng cáo cho một ứng dụng di động, phần mềm hoặc các loại nội dung số khác. Tuy nhiên, với từng đối tượng mà CPI sẽ có những tác động cụ thể khác nhau.
3.1. Nhà phát triển ứng dụng
Giá CPI có thể sẽ được hiển thị dưới dạng trung bình theo khu vực hay thậm chí là nhân khẩu học để xác định được phân khúc thị trường nào là hiệu quả nhất và có giá trị nhất đối với ứng dụng. Với thông tin này trong tay, các nhà phát triển ứng dụng sẽ có thể hình dung được chiến lược và mục tiêu người dùng phù hợp nhất.
Cần nghiên cứu các đối tượng phù hợp với CPI
3.2. App Marketer
Các chiến dịch CPI được đề ra sẽ cung cấp một chi phí vô cùng rõ ràng cho việc thu hút khách hàng mà các Marketer có thể sử dụng khi tạo chiến lược tăng trưởng. Đối với các nhà tiếp thị, họ không chỉ đạt được những hiểu biết về nhân khẩu học được mô tả ở trên, bên cạnh đó còn có thể ghép các số liệu CPI với một vài dữ liệu hành vi chi tiết. Thông tin này cho phép các marketer sẽ có thể tối ưu hóa chuyển đổi cho các phân khúc thị trường, để tham gia quảng cáo và cài đặt ứng dụng mới.
3.3. D2C Marketer
Với chiến dịch tiếp thị CPI, các thương hiệu sẽ có cơ hội đo lường chi phí để đạt được các phân khúc khách hàng với mục tiêu cao. Dữ liệu này sau đó sẽ được tham chiếu chéo với dữ liệu mua sắm để hiểu thị trường nào mang lại lợi tức đầu tư cao nhất.
>>Xem thêm bài viết: CPR trong Marketing là gì? – Những điều mà bạn cần biết về CPR
4. Cách tối ưu chỉ số CPI hiệu quả
Khi tính toán CPI, có thể nhà quảng cáo sẽ thấy khá đơn giản, nhưng để tạo ROI (Return on Investment) cao nhất và hiệu quả thì sẽ cần một chiến lược khác. Những điều dưới đây sẽ giúp tối ưu chỉ số CPI hiệu quả hơn.Khi chạy một chiến dịch mới, hãy xem xét những điều sau:
4.1. Chọn đối tượng quảng cáo chính xác
Một lợi ích rõ ràng của CPI, đó chính là việc dễ dàng xác định đối tượng chính, ngay cả trong số những người dùng thích hợp. Sau đó, các nhà làm Marketing có thể sử dụng các chiến lược phù hợp để nhắm đúng đối tượng mục tiêu cốt lõi. Sau đó là sẵn sàng điều chỉnh khi có đối tượng mới quan tâm đến ứng dụng của doanh nghiệp.
4.2. Tạo nội dung quảng cáo thuyết phục
Sau khi đã phân tích hiệu suất chiến dịch của và tạo được KPI, các nhà quảng cáo có thể tối ưu hóa, tạo các nội dung quảng cáo thu hút và thuyết phục để tăng hiệu quả, từ đó có thể đáp ứng các thế mạnh cốt lõi của thương hiệu.
Tạo nội dung thuyết phục sẽ tăng hiệu quả
4.3. Cải thiện chất lượng trang đích
Theo dõi các chỉ số như CPA, ROAS,.. để có thể đo lường tác động của chi tiêu quảng cáo, từ đó có thể cải thiện chất lượng trang đích, các số liệu cũng như các chỉ số liên quan khi người dùng cài đặt ứng dụng.
4.4. Tối ưu và cải thiện
Với CPI, lượt cài đặt là một trong những phương thức hiệu quả để đo lường, mở rộng và kết nối với người dùng. Tuy nhiên, không phải tất cả lượt cài đặt đều sẽ có giá trị bằng nhau. Cần tối ưu và cải thiện nội dung để hướng người dùng tương tác với ứng dụng và thực hiện những hành động có lợi cho doanh thu của thương hiệu.
CPI không hề tốn nhiều chi phí và hoạt động đơn giản
Có thể thấy, CPI là một trong những hình thức quảng cáo đơn giản mà lại không cần nhiều chi phí. Chỉ số này đã trở thành một mô hình định giá quảng cáo ứng dụng di động tiêu chuẩn. CPI có thể coi là một lựa chọn cần thiết nếu doanh nghiệp đang có ý định quảng bá cho 1 ứng dụng di động hoặc người tham gia Affiliate Marketing. Navee hy vọng các thương hiệu, doanh nghiệp hay những người làm Marketing có những quan điểm rõ ràng hơn qua bài viết này.
Hãy để lại thông tin của bạn