VPCS là gì? – Những điều cần lưu ý khi chạy Ads Facebook

3
(2)

Trong lúc chạy Ads thì tài khoản bị khóa và rắc rối hơn nữa là không còn 1 tài khoản nào đang hoạt động để được tiêu tiền. Nếu bạn đã từng gặp phải hoặc muốn tránh bị khóa thì hãy chú ý đến VPCS trên Facebook. Vậy VPCS là gì – Những điều mà bạn cần biết về Vi phạm chính sách Facebook? Hãy xem ngay bài viết dưới đây của Navee để biết thêm thông tin chi tiết

1. VPCS là gì?

VPCS viết đầy đủ là vi phạm chính sách, đây là những thuật ngữ dùng để chỉ ra những sản phẩm hay nội dung đang bị vi phạm chính sách quảng cáo trên facebook. Bạn cần biết rằng không phải sản phẩm nào cũng được phép chạy quảng cáo trên facebook, kể cả nó không vi phạm pháp luật. Đương nhiên cũng đừng nghĩ cách lách luật để qua mặt nền tảng mạng xã hội lớn này.

VPCS là gì
VPCS – Vi phạm chính sách là gì?

Có thể kể ra một số VPCS facebook điển hình như cho vay tài chính, thuốc giảm cân, hàng fake, đông y, tín dụng đen, động vật,… hay vô số những sản phẩm mà bạn không ngờ tới. Do đó, bạn đang thắc mắc không biết sản phẩm của mình có bị cấm quảng cáo hoặc nằm trong danh sách sản phẩm VPCS hay không thì hãy kiểm tra những chính sách của Facebook nhé. 

2. Vi phạm chính sách Facebook là gì?

Vi phạm chính sách Facebook tức là sản phẩm bạn đang chạy quảng cáo thuốc nhóm những sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế xuất hiện trên Facebook. Kể cả những sản phẩm không vi phạm pháp luật cũng không thể chạy quảng cáo hết được. Facebook có những điều khoản riêng khi chạy quảng cáo mà bắt buộc người dùng phải tuân thủ theo. 

Vi phạm chính sách Facebook
Những trường hợp vi phạm chính sách trên Facebook

3. Các trường hợp VPCS Facebook mà bạn nên biết

Như đã chia sẻ, không phải sản phẩm nào được pháp luật cho phép thì Facebook cũng chấp nhận. Hãy tìm hiểu về những trường hợp VPCS Facebook mà bạn nên biết

3.1. Hình ảnh trước/sau (before/after)

Mở đầu bằng một vi phạm ít ai nghĩ đến, những hình ảnh before/after đối với người bán lại rất cần để chứng minh tác dụng của sản phẩm. Tuy nhiên, Facebook lại không nghĩ vậy và cho rằng hình ảnh này thường gây hiểu lầm cho người xem về tác dụng và đực liệt kê vào mục thông tin quảng cáo không trung thực.

Thông tin quảng cáo sai sự thật
Thông tin quảng cáo không trung thực

3.2. Hình ảnh quảng cáo có yếu tố người lớn 18+

Đây là một VPCS rất hay gặp khi quảng cáo mỹ phẩm dưỡng thể hoặc ngành spa. Lưu ý rằng Facebook là mạng xã hội dành cho mọi độ tuổi nên những nội dung có yếu tố người lớn sẽ bị kiểm soát rất chặt. Do đó, chỉ cần những hình ảnh lộ nhiều da thịt hoặc chụp sát cơ thể cũng đủ để Facebook động đến bạn và khóa tài khoản sẽ càng nghiêm trọng. 

3.3. Quảng cáo có chứa hình ảnh vi phạm bản quyền thương hiệu

Đây là một VPCS Facebook chống lại việc bán hàng giả, hàng nhái của các thương hiệu lớn như Gucci, Chanel, Puma, Nike,… Vì thế, trong bài quảng cáo nếu không cung cấp được những giấy tờ chứng minh nguồn gốc chính hãng, bạn nên che logo và không nên ghi thẳng tên thương hiệu lớn để tránh rủi ro khi mỗi đợt Facebook quét.

Vi phạm bản quyền hình ảnh
Vi phạm bản quyền thương hiệu sẽ gặp rủi ro lớn khi chạy quảng cáo Facebook

3.4. Bài viết đăng quảng cáo có hình ảnh người nổi tiếng

Đăng bài viết có chứa hình ảnh người nổi tiếng cũng bị VPCS Facebook. Tương tự, thương hiệu lớn có bản quyền thì hình ảnh của người nổi tiếng cũng có bản quyền và được kiểm duyệt chặt chẽ do đều là những người có sức ảnh hưởng lớn. Ngoài vấn đề bản quyền hình ảnh thì Facebook cũng cảnh giác với các nội dung quảng cáo có dấu hiệu lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng để quảng cáo sai sự thật, ảnh hưởng đến người sử dụng.

3.5. Bài viết có chứa thông tin phản cảm, khó chịu

Những nội dung phản cảm VPCS Facebook là những quảng cáo cố ý câu tương tác bằng những bài viết gây khó chịu, bức xúc cho người xem. Đây cũng là VPCS khá phổ biến và rất thường gặp trong các bài quảng cáo. Mục đích Facebook hoạt động chính là tạo ra sân chơi sạch sẽ, nên những bài đăng có nội dung gây phẫn nộ, bức xúc hoặc có phản ứng tiêu cực sẽ bị Facebook gắn mác nội dung không lành mạnh và quét sạch. 

>>Xem thêm bài viết: 7 bước lập mẫu kế hoạch Facebook Ads hiệu quả cho doanh nghiệp

4. Cách tránh vi phạm chính sách của Facebook

Không phải lúc nào các bạn cũng sử dụng được cách lách luật để tránh vi phạm chính sách trên Facebook khi đang chạy quảng cáo. Do đó, nên phòng tránh hơn là khắc phục hậu quả. Hãy tham khảo cách tránh VPCS tự nhiên và có hiệu quả lâu dài. 

4.1. Tạo ra môi trường và lượt tương tác tự nhiên trên Facebook

Nếu bài viết nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng và có lượt tương tác tăng tích cực sẽ giúp cho Facebook nhận diện nội dung lành mạnh và khi đó quảng cáo đang chạy cũng tăng độ uy tín hơn. Bạn có thể sử dụng cách này để tạo ấn tượng tốt cho Facebook và cũng giúp bạn thoát khỏi một số VPCS nhỏ.

Để tạo lượt tương tác tự nhiên có rất nhiều cách cụ thể hãy chia sẻ bài viết lên những hội nhóm cùng chủ đề hoặc các đối tượng đang quan tâm. Huy động bạn bè, người thân và những tài khoản Facebook uy tín để vào tương tác bằng cách thích, bình luận và chia sẻ. Mở minigame cũng là cách thu hút tương tác vào bài viết, đầu tư nội dung và hình ảnh bắt mắt.

Lưu ý nếu sau thời gian đăng quảng cáo, Facebook gửi thông báo VPCS và yêu cầu gỡ quảng cáo xuống hoặc xuất hiện những cảnh cáo ở tài khoản thì chứng tỏ quảng cáo của bạn gặp vấn đề liên quan đến chính sách. Điều này chắc chắn quảng cáo của bạn có đang gặp VPCS hay không mà không ảnh hưởng đến Fanpage chính.

4.2. Mua lại tài khoản quảng cáo rõ nguồn gốc, có thông tin lành mạnh

Phương pháp này rất an toàn nhất là cho các chiến dịch quảng cáo có ngân sách đầu tư lớn. Khi đó bạn hãy tìm mua những tài khoản đã từng chạy nhiều quảng cáo hoặc chi nhiều tiền cho Facebook. Lý do các tài khoản này thường có độ uy tín cao trên Facebook nên bạn có thể giảm tỷ lệ bị khóa tài khoản khi gặp lỗi vi phạm chính sách lớn hoặc có thể được bỏ qua những lỗi VPCS nhỏ.

4.3. Không nên chạy các sản phẩm dịch vụ vi phạm chính sách Facebook

Không nên chạy quảng cáo các sản phẩm bị vi phạm chính sách Facebook, không nên mạo hiểm thì sẽ không gặp rủi ro và không bị khóa. Cách an toàn nhất để bảo vệ tài khoản và hiệu quả quảng cáo thì các bạn nên tuân thủ chính sách nội dung trên Facebook. Lưu ý không được quảng cáo sản phẩm trong danh mục cấm.

5. Kinh nghiệm chạy hàng VPCS Facebook

kinh nghiệm tránh vpcs facebook
Kinh nghiệm chạy hàng VPCS Facebook

Một số cách chạy hàng VPCS trên Facebook bất cứ ai bán hàng đều cần tham khảo: 

  • Thuê dịch vụ chạy hàng VPCS hoặc dịch vụ chạy Ads thuê bên ngoài

Nếu sản phẩm hay dịch vụ bạn đang kinh doanh quá khó chạy hãy thuê chuyên gia để xử lý chúng. Điều này tưởng tốn kém nhưng lại giúp bạn tiết kiệm được nguồn lực và thời gian khi chạy hàng VPCS 

== Xem thêm thông tin tại đây: Quảng cáo Facebook – Digital Advertising– Navee Corporation

  • Thêm đại lý hoặc tạo một hệ thống CTV chuyên phân phối, quảng cáo sản phẩm

Tạo mạng lưới CTV và đại lý sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí chạy quảng cáo trên Facebook. Nếu tài khoản của CTV hoặc đại lý bị khóa do VPCS, bạn vẫn có thể bán hàng qua hệ thống.

Đây là cách phân phối sản phẩm vừa hiệu quả và khá an toàn cho các mặt hàng bị VPCS Facebook và có thể áp dụng linh hoạt hầu hết các ngành hàng và mọi loại sản phẩm dịch vụ.

VPCS trên Facebook là điều mà không ai muốn gặp phải nhưng cũng khó tránh khỏi khi bắt đầu chiến dịch quảng cáo Facebook. Do đó, để bảo vệ tài khoản an toàn và tránh khỏi những hậu quả khi bị VPCS thì hãy hiểu rõ luật lệ, quy định của mạng xã hội này. 

Trên đây Navee đã chia sẻ cho bạn các thông tin về VPCS là gì? – Những điều mà bạn cần biết về Vi phạm chính sách trên Facebook. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đủ thông tin để giúp bạn phân biệt được quảng cáo dính VPCS và cách lách luật để chạy hàng VPCS thành công.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 3 / 5. Lượt bình chọn: 2

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ NGAY
    close-link