Khám phá nghệ thuật trong chiến lược marketing của Nike

5
(1)

Nhắc đến giày thể thao chắc hẳn bạn sẽ biết về thương hiệu Nike, một trong những thương hiệu không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn nổi tiếng quốc tế.  Để có được vị thế của mình trong thị trường giày thể thao, Nike đã phải đề ra những chính sách và chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu của mình. Bài viết dưới đây của Navee sẽ giới thiệu với bạn những chiến lược marketing của Nike, hãy cùng tham khảo nhé!

1. Tổng quan về thương hiệu Nike

Nike là một trong những thương hiệu được thành lập bởi một huấn luyện viên điền kinh và giày của ông đã được nhiều vận động viên mang. Nhờ vào sự thành công của chính các vận động viên điền kinh đã giúp cho Nike trở thành một trong số ít những thương hiệu được ưa chuộng và nổi tiếng trên thế giới. 

tổng quan về thương hiệu nike
Tổng quan về thương hiệu Nike

Trong quá trình hoạt động từ trước đến nay Nike gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan đến tình hình kinh doanh. Những chiến lược marketing của Nike đã giúp cho nó luôn giữ vững được vị trí của mình trong lĩnh vực giày thể thao. 

2. Phân tích mô hình SWOT

2.1 Phân tích điểm mạnh – Strengths

Tên thương hiệu có sức ảnh hưởng lớn

Không phủ nhận được vai trò của thương hiệu NIKE trong ngành thời trang. Đây cũng là thương hiệu “top of mind” của rất nhiều người khi nói đến những đôi giày, những bộ quần áo, phụ kiện hay ngay cả dụng cụ chơi thể thao. 

Các cửa hàng phân phối rộng khắp 

Từ một thị trấn nhỏ yên bình ở Oregon, Nike đã phát triển trở thành công ty thời trang thể thao lớn nhất thế giới. 

Theo số liệu từ Statistic, tính đến tháng 5/2021, NIKE có tổng cộng hơn 1000 cửa hàng bán lẻ và hơn 30.000 nhân viên, hơn 600 nhà máy đối tác, hơn 170 quốc gia trên khắp thế giới. Trong đó chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ đã có hơn 300 cửa hàng. 

2.2 Phân tích điểm yếu – Weaknesses

Điều kiện làm việc có vấn đề.

Nike thường xuyên bị phàn nàn về điều kiện làm việc tại những nhà máy của mình ở nước ngoài. Nó dựa vào lao động rẻ để duy trì chi phí hoạt động thấp, đối xử không tốt với nhân viên của nike trên khắp thế giới như là một lỗ hổng trong hồ sơ của nó. 

Nike có 75.400 nhân viên trên khắp thế giới. (Statista) 

Nó phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Mỹ.

Phần lớn doanh số bán hàng của Nike đến từ Mỹ và trong khi đang đa dạng hoá danh mục bán hàng, Nike cần vượt qua sự phụ thuộc quá mức vào người tiêu dùng Hoa Kỳ nếu muốn có được sự hiện diện rộng hơn nữa trên toàn thế giới. 

Bắc Mỹ chiếm 36% thị trường của nó.

2.3 Phân tích cơ hội – Opportunities

Bạn có thể mở rộng sang những thị trường mới nổi.

Nhiều công ty tìm kiếm những cơ hội kinh doanh ở nước ngoài nhằm gia tăng thu nhập. Theo một cách nào đó, ngày càng có nhiều quốc gia bày tỏ sự thèm muốn ngày càng cao về các thương hiệu Mỹ, và Nike sẽ làm tốt để đáp ứng sự khao khát này đối với những sản phẩm của mình. 

Nike đã vận hành hơn một nghìn cửa hàng trên toàn thế giới.

Có thể ít phụ thuộc hơn vào các nhà cung cấp và nhà bán lẻ khác.

Khi Nike hướng tới việc bán sản phẩm trực tiếp đến người dùng, Nike cũng đang rời xa sự hiện diện mạnh mẽ hơn tại những cửa hàng nhỏ lẻ. Điều này cho phép bạn kiểm soát chặt hơn nữa việc phân phối và chiến lược giá, đồng thời cũng tạo nên một bầu không khí độc quyền và khan hiếm để tiếp tục góp phần vào nhận thức có giá trị của thương hiệu của bạn. 

Doanh thu bán quần áo và giày trên toàn thế giới đạt 1,9 nghìn tỷ đô la vào năm 2019.

2.4 Phân tích thách thức – Threats

Hàng giả và hàng nhái tiếp tục là một mối đe dọa.

Nhiều thương hiệu lớn bị ảnh hưởng bởi thị trường sản phẩm giả mạo. Những kẻ lừa đảo tạo nên các phiên bản sao chép của một thương hiệu khác, nhằm khiến người mua tưởng rằng chúng là hàng chính hãng khi chất lượng kém và sản phẩm không rõ ràng. 

Nike không phải là ngoại lệ cho điều này và việc truy lùng những kẻ làm giả là một cuộc chiến không hề có hồi kết. Các sản phẩm giả mạo chiếm 461 tỷ đô la trong thương mại thế giới. (ABC News) 

Cạnh tranh vẫn diễn ra gay gắt trên thị trường.

Mặc dù Nike vẫn đang rất thống trị trên thị trường, nhưng sự cạnh tranh khốc liệt khiến nhiều thương hiệu tiếp tục cạnh tranh để giữ vị trí dẫn đầu trong tâm trí người tiêu dùng và sẽ tiếp tục cố gắng duy trì lượng khách hàng trung thành của mình. 

Xem thêm: Chiến lược marketing của Biti’s – Thương hiệu việt, nâng niu bàn chân Việt

3. Phân tích chiến lược Marketing Mix của Nike

3.1 Chiến lược Marketing của Nike về sản phẩm (Product)

Trong mỗi chiến lược marketing của Nike, chiến lược sản phẩm được xem là yếu tố rất quan trọng mà họ quan tâm nhất. Để mang đến cho khách hàng một sản phẩm chất lượng cao cấp họ đã ăn bỏ ra một số tiền lớn để sáng tạo và cải tiến công nghệ. 

Nhờ một sản phẩm cao cấp đã giúp cho Nike thành một cái tên đứng đầu danh sách các thương hiệu giày thể thao nổi tiếng của thế giới. Đặc biệt với chiến lược đẩy và kéo của Nike họ dựa trên thị hiếu của khách hàng để tạo ra một sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. 

chiên lược marketing của nike về sản phẩm
Trong mỗi chiến lược marketing của Nike sản phẩm được xem là yếu tố rất quan trọng mà họ quan tâm nhất

3.2 Chiến lược Marketing của Nike về giá (Price)

Nếu bạn đã từng mua một đôi giày của Nike bạn cũng biết giá của loại sản phẩm này là trên thị trường khá cao. Tuy nhiên đây là một mức giá hoàn toàn có thể hiểu được vì chất lượng sản phẩm và nó mang tới cho người tiêu dùng. 

Tất cả các sản phẩm sẽ được cam kết được xây dựng với công nghệ cao, hiện đại, mô hình tiên tiến và kiểm tra kỹ lưỡng. Tất cả các sản phẩm của Nike sẽ được xác định giá bán theo giá trị sử dụng và giá trị đặc biệt mà nó mang lại.

3.3 Chiến lược Marketing của Nike về hệ thống phân phối (Place)

Giúp cho sản phẩm tiếp cận nhanh nhất với khách hàng chiến lược marketing của Nike có mạng lưới phân phối rất rộng. Có thể bắt gặp các sản phẩm của Nike tại nhiều hệ thống cửa hàng bao gồm cả kênh bán online và đặc biệt là những trung tâm cung cấp Nike chính hãng. 

hệ thống phân phối trong chiến lược marketing của nike
Có thể bắt gặp các sản phẩm của Nike tại nhiều hệ thống cửa hàng

3.4 Chiến lược Marketing của Nike về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Theo như phân tích ở trên thì mọi chiến lược marketing của Nike đều dựa theo chương trình Xúc tiến về hỗn hợp. Tất cả mọi hoạt động quảng bá của Nike đều đặt trọng tâm là khách hàng mục tiêu nói lên cảm xúc và lựa chọn những nhân vật nổi tiếng để xúc tiến. 

chiến lược xúc tiến hỗn hợp của nike
Chiến lược Marketing của Nike về xúc tiến hỗn hợp

Xem thêm: Chi tiết cách xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể theo mô hình SMART

4. Chiến lược phân phối trên internet mạng xã hội

Việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều kênh mạng xã hội với nhau không phải là một điều đơn giản đơn giản. Chúng ta phải nắm thật rõ cách thức hoạt động trên các kênh, và hành vi sử dụng của khách hàng đối với mỗi kênh, vì chúng sẽ không bao giờ đồng nhất. 

Chiến lược marketing của Nike đã sử dụng tốt nhất có thể những nền tảng mạng xã hội này nhằm kết nối trực tiếp với người tiêu dùng, tuy nhiên bên cạnh đó cũng không quên thay đổi cách thức hoạt động trên từng kênh riêng. 

4.1 Twitter

Nike đã tách riêng những tài khoản Twitter cho từng thương hiệu nhỏ của hãng. Và với mỗi kênh đó, Nike chú trọng đến việc phản hồi với các @mention. 

Nike sẽ trả lời các câu hỏi về thương hiệu, thông tin hàng hoá, và những đơn đặt hàng với mỗi cá nhân khách hàng. Khâu tư vấn và chăm sóc khách hàng nhờ thế được thực hiện rất bài bản và chu đáo. 

trang twitter của nike
Nike trên Twitter

4.2 Instagram

Instagram của Nike là một trong những tài khoản lớn nhất thế giới với số lượng follow đáng kinh ngạc lên đến 85.3 triệu người. Bằng cách kết hợp cả video và những bức hình nghệ thuật, Nike đã trưng bày nhiều tấm ảnh của những sản phẩm được ưa thích nhất trên tài khoản chính thức cùng các tài khoản con. 

Nike đặc biệt còn đăng tải hình ảnh người sử dụng sản phẩm cùng những cảnh quan tuyệt đẹp, nhằm thể hiện một cách chân thực nhất giúp khách hàng thấy gắn bó hơn với thương hiệu. 

instagram trong chiến lược truyền thông của nike
Instagram của Nike là một trong những tài khoản lớn nhất thế giới với số lượng follow đáng kinh ngạc

4.3 Facebook

Nike đã tách riêng từng fanpage trên facebook theo các danh mục sản phẩm của mình. Các trang chuyên về thể thao của Nike đều cập nhật hình ảnh và video mỗi ngày, chủ yếu là hình ảnh của những vận động viên do công ty tài trợ và các sản phẩm của Nike. 

4.4 Youtube

Youtube cũng là một kênh quan trọng nằm trong chiên lược marketing của Nike. Tăng sự quan tâm của người dùng và phát triển nhiều video quảng cáo, hoặc những series có tính tương tác với khách hàng và thương hiệu. 

Điển hình là series “Margot vs Lily” – series có nội dung về các câu chuyện đời thường của 2 chị em gái được lồng ghép vào hình ảnh bắt mắt của nhiều mặt hàng như giày dép, dụng cụ thể thao và công nghệ Nike. 

Series này cũng hướng người dùng đến trang web # BetterforIt – trang web có các thông tin hữu ích cung cấp cho những người quan tâm trong việc thúc đẩy quá trình luyện tập thể thao của bản thân. Series đã nhận được hơn 80 triệu lượt xem, dẫn đến lượt download “Nike + Run and Training Club” tăng lên rất lớn. 

Bài viết dưới đây của Navee đã giới thiệu với bạn về chiến lược marketing của Nike và các bài học áp dụng theo chiến lược đó. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn áp dụng tốt những bài học quý báu của nike vào trong thương hiệu của mình.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng