Phát triển thương hiệu và phát triển doanh nghiệp có mục tiêu, quy mô và tính chất khác nhau. Tuy nhiên, cả hai nhiệm vụ này đều rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.
So với khái niệm doanh nghiệp, thương hiệu là biểu hiện rộng hơn về doanh nghiệp bạn. Thương hiệu bao gồm cả bản sắc, hình ảnh,… đằng sau công ty, doanh nghiệp, cộng đồng của bạn. Một thương hiệu hoạt động dưới sự bảo trợ của doanh nghiệp và có thể tồn tại độc lập với doanh nghiệp đó. Việc phát triển doanh nghiệp và thương hiệu có một số điểm khác biệt nhưng thường đi đôi với nhau.
1. Về mục tiêu: Doanh nghiệp quan tâm doanh thu – Thương hiệu quan tâm xây dựng cộng đồng
Phát triển doanh nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu tạo ra lợi nhuận, doanh thu. Đây là mục tiêu cực kỳ chính đáng và giúp doanh nghiệp tồn tại, tạo nền tảng cho các chiến lược phát triển mạnh mẽ hơn.
Trong khi đó, thương hiệu sẽ tạo ra danh tiếng cho mọi doanh nghiệp hoạt động dưới danh nghĩa của thương hiệu đó. Việc xây dựng thương hiệu có mục tiêu rộng hơn là phát triển cộng đồng. Hiển nhiên, cộng đồng này hoàn toàn có thể hỗ trợ tốt cho việc tăng doanh số bán hàng. Chính bởi đặc điểm này mà chúng ta có thể khẳng định doanh nghiệp và thương hiệu đều quan trọng, cả hai song hành và có mối liên kết chặt chẽ với nhau.
Xây dựng doanh nghiệp sẽ liên quan tới những công việc mở rộng dịch vụ/sản phẩm. Trong khi đó, để phát triển thương hiệu, chúng ta cần tập trung hơn vào phạm vi tiếp cận, mức độ tương tác, sự công nhận từ cộng đồng. Việc phát triển cho thương hiệu sẽ không tập trung vào số lượng khách hàng tiềm năng được bạn tạo, hay số lượng sản phẩm bán được như khi phát triển doanh nghiệp. Khi xây dựng thương hiệu, chúng ta thường tập trung vào một trọng tâm, ý tưởng duy nhất thương hiệu cần thể hiện.
2. Về quy mô: Doanh nghiệp là yếu tố bên trong thương hiệu
Việc phát triển thương hiệu và phát triển doanh nghiệp còn khác biệt về quy mô. Cụ thể hơn, thương hiệu sẽ rộng lớn hơn sản phẩm, doanh nghiệp. Như đã đề cập ở trên, việc xây dựng thương hiệu tập trung nhiều hơn vào tình cảm và nhận thức của công chúng. Bên cạnh đó, việc này cũng gồm cả cung cấp sản phẩm/dịch vụ mới, góp phần tạo ra và tăng lợi nhuận, doanh thu tương tự như mục tiêu khi bạn phát triển doanh nghiệp.
Phát triển thương hiệu không đặt trọng tâm vào những gì bạn bán. Thay vào đó, quá trình này chú trọng vào cách mà doanh nghiệp làm cho khách hàng hay mọi người dùng của bạn cảm nhận về doanh nghiệp.
Để giải thích rõ hơn khác biệt này, các bạn hãy cùng Navee xem qua ví dụ về Coca-Cola nhé. Đây sẽ là một ví dụ khá cụ thể về cách doanh nghiệp, sản phẩm và thương hiệu cùng kết hợp để tạo ra cộng đồng, bán hàng và thúc đẩy doanh số hiệu quả.
Coca-Cola là một sản phẩm nước giải khát có ga, có đường. Định hướng sản phẩm là mang tới những suy nghĩ về các khoảnh khắc hạnh phúc bất ngờ. Điều này đạt được không nhất thiết nhờ bản thân sản phẩm, mà công lớn thuộc về thương hiệu xung quanh sản phẩm.
Chẳng hạn, cộng đồng có thể đã xem những quảng cáo cho chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola. Hình ảnh chủ đạo là nhiều người chia sẻ một ly Cola cực kỳ vui vẻ, hạnh phúc. Theo cách này, thương hiệu muốn nhắn gửi thông điệp Cola không chỉ đơn thuần cung cấp sản phẩm nước giải khát. Đây còn là một cộng đồng chia sẻ niềm vui, nơi dành cho những ai yêu thích Coca-Cola và những sản phẩm của thương hiệu.
Chiến dịch Marketing của Coca Cola kết hợp các dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp với sự kết nối cần có với khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp có thể giữ khách hàng quan tâm tới những dịch vụ và sản phẩm đó và ra quyết định mua hàng dễ dàng hơn.
Chính dạng kết nối, chiến dịch này sẽ giúp thương hiệu, sản phẩm nổi bật trong tâm trí của mọi người. Đồng thời, việc này giúp tạo cái nhìn thiện cảm, ấn tượng khó quên về thương hiệu, về cách công ty hoạt động trong thương hiệu.
3. Về tính chất: Doanh nghiệp phá sản – Thương hiệu vẫn còn được nhớ đến
Doanh nghiệp có thể phá sản, kết thúc vì nhiều lý do. Tuy nhiên, thương hiệu sẽ có thể tồn tại lâu dài hơn so với doanh nghiệp. Một thương hiệu sẽ chỉ thất bại nếu không tìm được cộng đồng riêng của mình, hay cộng đồng không phù hợp, không phát triển được cộng đồng của mình. Nếu thấy việc phát triển thương hiệu hiện tại không hiệu quả, bạn có thể thử thay đổi trọng tâm hay chuyển hướng thương hiệu của mình.
Thương hiệu cũng sẽ hiếm khi, thậm chí không bao giờ có thể bị đánh cắp, bị lấy đi khỏi doanh nghiệp. Bởi một thương hiệu thiên về một ý tưởng hơn là một thực thể hữu hình hay vật phẩm.
Thương hiệu sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, đồng thời có thể nâng cao giá trị doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp sẽ giúp trực tiếp giải quyết những nhu cầu trong cộng đồng mà thương hiệu tạo ra. Tóm lại, phát triển thương hiệu và phát triển doanh nghiệp đều có tầm quan trọng tương đương nhau.
Hãy để lại thông tin của bạn