Các doanh nghiệp khi tìm hiểu một chiến lược nào cũng mong muốn có được hiệu suất cao. Hiện nay giữa “Brand vs Direct Response Campaigns – Chiến lược nào đem lại hiệu suất cao cho doanh nghiệp?” luôn là câu hỏi khiến các doanh nghiệp thắc mắc.
Vậy 2 chiến lược này có nghĩa là gì? Và giữa Brand vs Direct Response Campaigns – Chiến lược nào đem lại hiệu suất cao cho doanh nghiệp? Hãy cùng Navee tìm hiểu kĩ hơn ở bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm Brand vs Direct Response Campaigns
Đầu tiên các doanh nghiệp cần hiểu rõ định nghĩa về 2 chiến lược trên là Brand vs Direct Response Campaigns. Từ đó mới có thể sử dụng 1 cách hợp lý và có hiệu quả nhất.
Brand Campaigns là gì?
Campaign dịch sang Tiếng Việt là “chiến dịch”. Chúng mang ý nghĩa là chiến dịch tiếp thị quảng cáo sản phẩm thông qua các phương tiện khác nhau, bao gồm truyền hình, đài phát thanh, in và nền tảng trực tuyến. Chiến dịch truyền thông chính là yếu tố quyết định sự thành bại của một thương hiệu.
Brand hay còn được gọi là thương hiệu, là tổng hợp các giá trị vô hình về thuộc tính của sản phẩm như: Tên, lịch sử, uy tín, bao bì, giá thành, cách quảng cáo cho thương hiệu đó… Nói một cách dễ hiểu, Brand là những thứ hằn sâu trong tâm trí khiến hàng, là cách mọi người nhìn nhận về doanh nghiệp của bạn, đặc biệt nó chính cầu nối cảm xúc giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Vì vậy, một chiến dịch xây dựng thương hiệu thường là một nỗ lực chiến lược dành riêng cho việc tạo ra, phát triển, thay đổi hoặc nâng cao nhận thức cho một thương hiệu / thương hiệu cá nhân
Direct Response Campaigns là gì?
Direct Response Campaigns còn được gọi là chiến dịch phản hồi trực tiếp. Đây là hình thức quảng cáo nhằm để bán hàng một cách trực tiếp, khách hàng mua sản phẩm chỉ việc gọi điện thoại hoặc email, sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi.
Vai trò của Brand vs Direct Response Campaigns trong chiến dịch quảng cáo
(Brand là chỉ chiến dịch tập trung mục tiêu quảng bá thương hiệu. Direct Response Campaigns tập trung vào hiệu suất chuyển đổi, mua hàng)
Vai trò của Branding
Brand thể hiện giá trị thương hiệu cao sẽ vô cùng có lợi trong việc xây dựng danh tiếng, độ tin cậy và khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp bạn. Vì thế, sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ có giá trị cao hơn.
Doanh nghiệp có một Brand vs Direct Response Campaigns mạnh cho phép được tính phí nhiều hơn đối với sản phẩm. Và tạo ra các tiện ích mở rộng thương hiệu như phát hành sản phẩm mới.
Apple là một ví dụ về một công ty có giá trị thương hiệu lâu dài. Nó đã xây dựng một thương hiệu đích thực bằng cách định vị mình là một công ty tiên phong sáng tạo trong ngành công nghệ.
Thương hiệu tập trung vào chất lượng sản phẩm nhưng cũng sử dụng các phương tiện truyền thông khác. Có thể sáng tạo để củng cố việc bán một sản phẩm cụ thể cũng như thương hiệu tổng thể.
Vai trò của Direct Response Campaigns
Hiện nay, do sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều cách thức để giao dịch trực tiếp với khách hàng (Direct Response Campaigns).
Các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, công ty dịch vụ, công ty bán hàng qua catalog, và cả các tổ chức phi lợi nhuận đều sử dụng Brand vs Direct Response Campaigns. Thông qua cách thức này tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Việc sử dụng chiến dịch phản hồi trực tiếp có thể xây dựng quan hệ liên tục với mỗi khách hàng. Giúp các doanh nghiệp chọn đến với khách hàng tiềm năng vào những thời điểm thích hợp mà khả năng được tiếp nhận cao.
Thông qua Direct Response Campaigns, doanh nghiệp có thể thử nghiệm những thay đổi về cách quảng cáo, tiêu đề, giá, lợi ích,… Đối thủ cạnh tranh không xem được những chiến lược của công ty dành riêng cho khách hàng.
Ngoài ra, Direct Response Campaigns còn giúp đánh giá được hiệu quả vì có thể đo lường phản ứng của khách hàng.
So sánh hiệu quả của Brand vs Direct Response Campaigns đối với doanh nghiệp
Cả hai loại chiến dịch đều quan trọng đối với doanh nghiệp nhưng do những áp lực tức thời, những chiến dịch với mục tiêu nhận được phản hồi trực tiếp (Direct Response Campaigns) thường được tập trung và coi trọng hơn hẳn.
Tuy nhiên, theo thời gian thì lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cũng được xếp ngang hàng nếu không muốn nói là đáng kể hơn. Nó chỉ phụ thuộc vào khoảng thời gian bạn có thể đo lường được.
Để cung cấp thêm một số thông tin chi tiết về vấn đề này, Facebook gần đây đã hợp tác với Analytic Partners và GroupM nhằm phân tích hơn 500 thương hiệu trên Facebook, với những chiến dịch phản hồi trực tiếp được thực hiện bởi 21 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 3 năm.
Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm xác định phương pháp hay loại chiến dịch nào thực sự mang lại nhiều giá trị và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Theo giải thích của Facebook:
“Sự cân bằng thích hợp giữa các hoạt động marketing ở giai đoạn cuối cùng (BoFu) với các giai đoạn đầu tiên (ToFu) của phễu bán hàng trên trên Facebook là gì?
Liệu các thương hiệu có thể tối đa hóa chuyển đổi ngay bây giờ thông qua các chiến dịch ở cuối kênh tiếp cận trong khi đồng thời vẫn có thể thiết lập để tăng trưởng hơn nữa vào ngày mai không?
Đây là những câu hỏi mà tất cả những người làm marketing phải đối mặt và chúng thậm chí còn trở nên phức tạp hơn khi đối mặt với những thách thức trong thế giới thực chẳng hạn như tăng trưởng nhanh với ngân sách hạn chế.”
Theo nghiên cứu của Facebook cho thấy rằng các Brand vs Direct Response Campaigns phản hồi trực tiếp đã tạo ra nhiều chuyển đổi hơn.
Nhưng Facebook cũng lưu ý rằng đây không phải là chỉ số duy nhất để xem xét, bạn cần tính đến chi phí trên mỗi lần hiển thị, các chiến dịch phản hồi trực tiếp thường sẽ đắt hơn do mục tiêu, đối tượng cụ thể hơn, từ đó mà CPM cao hơn.
Xây dựng thương hiệu và thiết lập để kết nối với nhiều đối tượng hơn thực sự có thể thúc đẩy kết quả bán hàng. Nhưng bạn cần phải thực hiện thêm nhiều bước so sánh chi phí và chuyển đổi theo thời gian để thấy kết quả có việc đó như thế nào trong dữ liệu của bạn.
Cấu trúc của mỗi chiến dịch quảng cáo của bạn nên được chia thành 03 yếu tố:
- Làm nổi bật các tiện ích sản phẩm và thương hiệu để tạo ra sự quan tâm ban đầu (nhắm mục tiêu theo đối tượng rộng hơn).
- Làm nổi bật các lợi ích sản phẩm cụ thể hơn trong việc nhắm mục tiêu những người đã bày tỏ sự quan tâm ban đầu (những người đã phản hồi quảng cáo hoặc bài đăng hoặc đã truy cập website của bạn).
- Nhắm mục tiêu lại những người đã bày tỏ sự quan tâm đến các sản phẩm cụ thể bằng cách chỉ rõ các lợi ích cụ thể (những người đã truy cập các trang sản phẩm hoặc xem qua trang thanh toán nhưng chưa chuyển đổi).
Phân khúc là chìa khóa và nghiên cứu của Facebook ở đây nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư vào từng yếu tố để tối đa hóa kết quả.
Trên đây là một số thông tin hữu ích để các doanh nghiệp có thể nắm rõ hơn về 2 chiến lược này. Hy vọng sau bài viết trên của NAVEE, các doanh nghiệp cũng sẽ giải đáp được thắc mắc “Brand vs Direct Response Campaigns – Chiến lược nào đem lại hiệu suất cao cho doanh nghiệp?”
Hãy để lại thông tin của bạn