Media Planning là chiến lược mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo.
Những người làm quản lý Marketing doanh nghiệp hay là một nhà hoạch định truyền thông đều có chung mục đích thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Do đó việc lập kế hoạch truyền thông chi tiết là chìa khóa để xây dựng chiến lược Media Planning giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu truyền thông và kinh doanh. Trong bài viết này, Navee sẽ chia sẻ với bạn 7 bước chi tiết để xây dựng Media Planning hoàn hảo cho doanh nghiệp, thu hút khách hàng hiệu quả.
Media Planning là gì?
Media Planning là một quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông để xác định thời gian, vị trí và tần suất chạy quảng cáo nhằm tối đa hóa lượng tương tác và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Lợi ích của việc xây dựng Media Planning giúp bạn hiểu rõ về đối tượng mục tiêu của mình bằng cách phân tích kênh, thời gian quảng cáo… để từ đó xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả phù hợp.
Các bước xây dựng Media Planning hiệu quả
Xây dựng Media Planning là một quá trình chi tiết đòi hỏi người lập kế hoạch phải xem xét, tính toán nhiều yếu tố như nhu cầu của người tiêu dùng, mục tiêu của doanh nghiệp… để đạt được mục tiêu đó. Navee sẽ giới thiệu với bạn quy trình xây dựng Media Planning hiệu quả thông qua các bước sau đây.
Xác định và nghiên cứu thị trường mục tiêu
Để xây dựng và phát triển Media Planning, bạn hãy bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, hiểu rõ được bản chất của các chiến lược truyền thông và nội dung cho đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn một cách phù hợp.
Bên cạnh đó việc xác định và nghiên cứu thị trường mục tiêu còn bao gồm cả việc kiểm tra các chiến dịch của các đối thủ cạnh tranh với bạn. Để thực hiện điều này bạn có thể sử dụng hai công cụ hiệu quả là Google Trends và Similar Web.
Xác định khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến
Bước sang giai đoạn này bạn nên xác định khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp để từ đó tập trung nghiên cứu về chân dung khách hàng và xác định thông điệp sẽ gửi gắm đến họ. Vì mỗi đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ có sở thích và hành vi khác nhau tác động đến Media Planning của bạn.
Bạn cần hiểu những thông tin cơ bản về đối tượng khách hàng của mình như: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập, lối sống… để tiếp cận với khách hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận đầu tư của bạn.
Xác định các mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được
Trước khi tiến hành lập kế hoạch cho doanh nghiệp nói chung hay Media Planning truyền thông nói riêng thì bạn cần phải xác định mục tiêu của mình là gì? Mục tiêu có thể là nâng cao nhận thức thương hiệu hoặc tăng doanh thu thậm chí là nhiều mục tiêu được thực hiện cùng lúc.
Bên cạnh các mục tiêu kinh doanh, bạn cần xác định các mục tiêu khác trong kế hoạch Media Planning của mình:
– Nhận diện thương hiệu
– Xây dựng cộng đồng khách hàng thân thiết
– Doanh thu, lợi nhuận từ Marketing online.
Tóm lại mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được nếu càng rõ ràng, càng chi tiết, cụ thể thì định hướng việc lên ý tưởng và kế hoạch sẽ càng dễ thực hiện.
Xác định thông điệp truyền thông
Việc xác định và xây dựng thông điệp truyền thông được xem là giai đoạn vô cùng quan trọng, tức là bạn phải làm thế nào để đạt được những mục tiêu được đề ra trong kế hoạch kinh doanh.
Thông điệp rõ ràng, dễ hiểu sẽ tiếp cận được với khách hàng hiệu quả, đồng thời còn thể hiện nổi bật rõ ràng bản sắc thương hiệu giúp họ dễ dàng nhớ đến bạn dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào.
Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng các bộ tài liệu chung để mọi người có thể theo dõi được kế hoạch mà bạn đề xuất một cách tổng quát nhất.
Lựa chọn các phương thức tiếp cận
Để lựa chọn được phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả thì đầu tiên bạn cần xác định, khoanh vùng các phạm vi tiếp cận thông qua việc xác định số người mà chiến dịch tiếp cận trong một khoảng thời gian cụ thể.
Tần suất được hiểu là số lần mà người dùng tiếp xúc với các quảng cáo của bạn trong chiến dịch. Khi đã xác định được tần suất, bạn có thể lựa chọn được một số phương thức tiếp cận như sau:
Continuity: Đối với những sản phẩm không theo mùa bạn có thể sử dụng cách tiếp cận này.
Flighting: Áp dụng với những quảng cáo theo mùa. Bạn có thể sử dụng xen kẽ các hình thức quảng cáo khác nhau.
Pulsing: Là sự kết hợp của hai phương thức tiếp cận Continuity và Flighting.
Song song đó, bạn cũng có thể bổ sung xen kẻ thêm những hình thức tiếp cận khác để đẩy mạnh hiệu quả cho toàn bộ chiến dịch.
Phân bổ ngân sách
Tùy vào ngân sách của doanh nghiệp mà bạn xây dựng chiến lược Media Planning cụ thể khác nhau. Trong quá trình thực hiện, việc tăng giảm, phân bổ lại nguồn đầu tư, ngân sách cũng rất cần thiết. Dựa vào kết quả công việc cũng phản ánh được chiến lược hiện tại đang triển khai như thế nào và điều chỉnh lại cho hợp lý đáp ứng được những mục tiêu mà bản kế hoạch đề ra.
Triển khai – đo lường – đánh giá – cải thiện
Dựa trên những chi phí và con số thống kê thực tế, bạn sẽ triển khai, đo lường và đánh giá mức độ hiệu quả của việc xây dựng chiến lược Media Planning đối với doanh nghiệp dễ dàng hơn. Đây được xem là ưu điểm nổi bật của Marketing Online so với Marketing truyền thống.
Thông qua tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả doanh nghiệp có thể đưa ra được những đề xuất cải thiện chiến lược mang lại hiệu quả tốt hơn, đồng thời có những phương án dự phòng nhằm hạn chế rủi ro nhất định trong suốt quá trình thực hiện. Bài viết trên đây, Navee đã chia sẻ về 7 bước xây dựng Media Planning cho doanh nghiệp. Hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin thật sự hữu ích để xây dựng cho mình một chiến lược Marketing phù hợp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường.
Hãy để lại thông tin của bạn