Brand Identity – Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp

5
(2)

Ngày nay, khi thị trường có sự cạnh tranh càng gay gắt thì việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu riêng cho doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Bộ nhận diện thương hiệu tạo ra sự khác biệt, tăng khả năng nhận thức, tăng giá trị thương hiệu.  

Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp

Sau đây, Navee sẽ chia sẻ từ A-Z về Brand Identity – Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn. 

Top 5 yếu tố của một bộ nhận diện thương hiệu hoàn hảo

Brand Name – Tên thương hiệu

Tên thương hiệu có thể là tên của công ty hoặc không
Tên thương hiệu có thể là tên của công ty hoặc không

Brand Name là tên thương hiệu mà doanh nghiệp/nhà sản xuất đặt cho một dịch vụ/sản phẩm cụ thể nào đó. Tên thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Ngoài ra, tên thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tăng độ nhận diện vì thương hiệu là điểm khác biệt lớn nhất so với sản phẩm của các doanh nghiệp đối thủ.  

Logo thương hiệu

Người tiêu dùng có xu hướng tiếp nhận những thứ ngắn gọn và mang tính hình ảnh, đặc biệt là logo thương hiệu.
Người tiêu dùng có xu hướng tiếp nhận những thứ ngắn gọn và mang tính hình ảnh, đặc biệt là logo thương hiệu. 

Logo mang tính biểu tượng cho thương hiệu, đóng vai trò là nhận diện thương hiệu, hình ảnh đại diện tạo ra sự khác biệt trong nhận thức của người tiêu dùng. Để thiết kế ra logo thu hút, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu thị trường, nắm rõ ý nghĩa về hình khối, màu sắc của ngành hàng.

Câu Tagline và Slogan đặc trưng

Slogan phải đảm bảo yếu tố dễ đọc và ngắn gọn
Slogan phải đảm bảo yếu tố dễ đọc và ngắn gọn

Tagline là dòng thông điệp ngắn gọn (khoảng 8 từ) nhưng diễn tả được tính chất nhận diện thương hiệu, giá trị cốt lõi hay lời hứa mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng. 

Slogan là thông điệp được thương hiệu sử dụng trong một chiến dịch quảng cáo sản phẩm/dịch vụ. Với mỗi chiến dịch tiếp thị, thương hiệu sẽ truyền tải một câu slogan phù hợp với mục tiêu của chiến dịch đó.

Tuy tagline và slogan đóng vai trò khác nhau nhưng khi tạo tagline/slogan thương hiệu cần đảm bảo câu từ ngắn gọn, xúc tích, gây ấn tượng tới người nghe/người đọc.  

Màu sắc thương hiệu

Nếu bạn nghĩ rằng màu sắc thương hiệu không có gì là quan trọng, bạn thích màu nào thì bạn chọn màu đấy. Vậy thì bạn đã thất bại ngay từ đầu trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu rồi đấy!

Mỗi màu sắc đều có một ý nghĩa riêng và thể hiện tính chất riêng của từng ngành nghề khác nhau. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu màu sắc để phù hợp với lĩnh vực hoạt động. 

Chẳng hạn, các thương hiệu thức ăn nhanh thường chọn gam màu nóng như đỏ tươi hoặc cam bởi chúng kích thích sự thèm ăn của con người. 

Kiểu dáng, hình khối của bộ nhận diện thương hiệu

Mỗi kiểu dáng, hình khối mang lại “nét riêng” về thương hiệu trong việc xây dựng hình ảnh sản phẩm, các ấn phẩm truyền thông. 

Có 3 kiểu hình khối phổ biến là: Khối tròn, những đường thẳng, khối có góc cạnh (hình vuông, tam giác,…). 

Các bước giúp doanh nghiệp thiết kế bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả

Tường tận giá trị thương hiệu, thấu hiểu khách hàng

Thấu hiểu khách hàng và thấu hiểu chính thương hiệu là điều bắt buộc trước khi bắt tay xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Thấu hiểu khách hàng và thấu hiểu chính thương hiệu là điều bắt buộc trước khi bắt tay xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Tại sao thấu hiểu khách hàng, thấu hiểu thương hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả?

Bởi, thấu hiểu khách hàng giúp thương hiệu nắm rõ nhu cầu, mong muốn, tâm lý của khách hàng là gì, hiểu khách hàng của mình giống như một người bạn. Từ đó, đáp ứng đúng mong cầu, đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng. 

Thấu hiểu chính thương hiệu giúp doanh nghiệp biết được thương hiệu của mình là ai, đang ở vị trí nào, điểm mạnh điểm yếu hiện tại của thương hiệu là gì? Nhờ đó, đưa ra tầm nhìn chiến lược phù hợp, tận dụng điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.  

Vậy nên, kết hợp cả hai yếu tố trên tường tận giá trị thương hiệu và thấu hiểu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, hiệu quả. Đây được xem là một trong những công việc quan trọng của người làm quản trị thương hiệu.

Lên ý tưởng cho bộ nhận diện thương hiệu

Sáng tạo trong xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Sáng tạo trong xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Tên thương hiệu

Tên thương hiệu giống như tên gọi của một người, nó thể hiện ý nghĩa nhất định và là linh hồn, bộ mặt của thương hiệu. Tên thương hiệu đôi khi là cả một câu chuyện ý nghĩa đằng sau cái tên ấy. Tên thương hiệu cần liên quan đến ngành hàng hoạt động, đảm bảo tính dễ đọc, dễ nhớ. 

Logo thương hiệu cần đảm bảo có các yếu tố sau:

  • Hình dạng bắt mắt, dễ nhớ
  • Truyền tải đúng giá trị thương hiệu
  • Đảm bảo logo không bị lỗi thời, ít nhất là trong 6 tháng tới
  • Tạo ấn tượng với người nhìn

Ngoài ra, logo cần có nhiều phiên bản khác nhau như kích cỡ to, bình thường, nhỏ, hay màu sắc có thể thay đổi trên các nền khác nhau chẳng hạn như Facebook có logo xanh dương và trắng, nếu chữ xanh thì phông màu trắng và ngược lại.  

Slogan + Tagline

Tagline cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để đúc kết được thông điệp ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện giá trị nhận diện thương hiệu. Đặc biệt, tagline cần mang tính “trường tồn” với thời gian bởi đó là giá trị cốt lõi, lời hứa của thương hiệu. Ví dụ tagline của các thương hiệu nổi tiếng như: Nike – “Just do it”, Apple – “Think different”,…

Slogan rõ ràng, dễ hiểu, tác động mạnh mẽ đến khách hàng và phải đảm bảo truyền tải được đúng ý nghĩa mục tiêu của chiến dịch quảng cáo. Ngoài ra, câu slogan có thể trở thành “trend” càng tốt. Ví dụ như slogan của Biti’s trong chiến dịch cùng tên “Đi để trở về” và câu slogan “Đi để trở về” trở thành xu hướng vào mỗi dịp cuối năm của các bạn trẻ, xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội. 

Màu sắc

Mỗi nhóm ngành/lĩnh vực kinh doanh đều có màu sắc đặc trưng riêng. Dưới đây là màu sắc phổ biến cho 15 ngành nghề:

Những màu sắc phổ biến cho 15 ngành nghề
Những màu sắc phổ biến cho 15 ngành nghề

Kiểu dáng

  • Khối tròn: Khối hình tròn khiến người nhìn có cảm giác gắn kết tập thể, đoàn kết và yêu thương. Thường thì những thiết kế có góc tròn đem lại sự nhẹ nhàng, nữ tính. Ví dụ thương hiệu Chanel, Tiffany là những thương hiệu nổi tiếng về nước hoa, trang sức, thời trang cho nữ sử dụng logo hình khối tròn để đem lại cảm giác nữ tính, nhẹ nhàng, sang trọng và dễ nhận diện thương hiệu .
Khối tròn trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
Khối tròn trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
  • Khối có góc cạnh như hình vuông, tam giác,…: Đem lại cảm giác mạnh mẽ, đáng tin, thư thái. Ví dụ các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản,…như Delta Group, Đất Xanh Group.
Khối có góc cạnh phù hợp cho các thương hiệu chuyên về các sản phẩm BĐS, sản phẩm cho phái mạnh
Khối có góc cạnh phù hợp cho các thương hiệu chuyên về các sản phẩm BĐS, sản phẩm cho phái mạnh
  • Những đường thẳng, đường cong uốn lượn: Những đường thẳng ngang phù thể hiện sự nam tính, mạnh mẽ phù hợp với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho nam giới, thể thao. Đường cong uốn lượn khiến người nhìn có cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu, thích hợp cho những sản phẩm dành cho mẹ và bé.
Những đường thẳng, đường cong uốn lượn giúp logo, hình ảnh thương hiệu trở nên gần gũi hơn.
Những đường thẳng, đường cong uốn lượn giúp logo, hình ảnh thương hiệu trở nên gần gũi hơn.

Ví dụ thương hiệu chuyên sản xuất đồ cho bé như Johnson & Johnson, Comfort, Con Cưng logo của các thương hiệu này đều toát lên cảm giác êm ái, nhẹ nhàng bởi các chữ có đường cong uốn lượn

Triển khai thiết kế

Sau khi lập xong kế hoạch, đã đến lúc hiện thực hóa ý tưởng từ “bàn giấy”
Sau khi lập xong kế hoạch, đã đến lúc hiện thực hóa ý tưởng từ “bàn giấy”

Bám sát giá trị cốt lõi thương hiệu, mục tiêu ban đầu các nhà thiết kế sẽ thể hiện sự sáng tạo của mình để thiết kế logo. Logo cần có sự hài hòa về màu sắc, liên quan đến ngành nghề, mang ý nghĩa biểu tượng và dễ gây sự chú ý, dễ nhớ. Dù có sáng tạo đến đâu nhưng logo vẫn phải theo sát ý tưởng ban đầu, thể hiện đúng tinh thần thương hiệu. Đặc biệt lưu ý, logo cần tránh những hình ảnh/kiểu dáng mang tính nhạy cảm, khiến người nhìn dễ hiểu nhầm. 

Hậu chỉnh và phát triển bộ nhận diện

Khi đã xây dựng xong bộ nhận diện thương hiệu, bạn cần rà soát lại xem nó đã hợp lý, nhất quán chưa. Sau đó, đồng nhất bộ nhận diện thương hiệu cho toàn bộ tài liệu, hình ảnh sản phẩm, bao bì, card visit, các kênh online của thương hiệu (Fanpage Facebook, Instagram, Website,…),…

Hoàn thiện và hướng dẫn sử dụng

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu tốn nhiều thời gian, chi phí và chất xám nhưng đem lại giá trị lâu dài cho thương hiệu
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu tốn nhiều thời gian, chi phí và chất xám nhưng đem lại giá trị lâu dài cho thương hiệu

Để sử dụng bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả đòi hỏi thương hiệu cần xây dựng chiến lược cụ thể. Ngoài ra, màu sắc logo, vật liệu để in ấn đôi khi nhìn qua thì thấy đơn giản nhưng trong quá trình áp dụng dễ bị sai lệch về tông màu sắc, vật liệu, kích thước. Do đó, bộ phận thiết kế cần có “cuốn cẩm nang” trình bày chi tiết màu sắc, cách in ấn, vật liệu sử dụng để quá trình sử dụng diễn ra suôn sẻ, thuận tiện nhất. 

Nhiều trường hợp bộ phận thiết kế gửi file hình ảnh logo cho bộ phận khác in ấn khi thành phẩm lại bị sai về tông màu. Việc này gây mất nhiều thời gian và chi phí, vì vậy hãy gửi kèm “cuốn cẩm nang” luôn nhé!

Lưu ý những yêu cầu bắt buộc của bộ nhận diện thương hiệu là:

  • Sự khác biệt
  • Đồng nhất trên tất cả phương tiện truyền thông online, offline
  • Truyền tải đúng giá trị thương hiệu
  • Đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ để tránh bị “ăn cắp” ý tưởng

Navee hiểu rằng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu không hề đơn giản, thương hiệu phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định giá trị thương hiệu, đối tượng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường. 

Ngoài ra, thương hiệu phải bỏ nhiều thời gian, chi phí và chất xám, tuy nhiên giá trị nhận được là hoàn toàn xứng đáng và mang tính lâu dài. Vì vậy, hãy bắt tay xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp cho doanh nghiệp ngay từ hôm nay nhé!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 2

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ NGAY
    close-link