Thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cạnh tranh và xây dựng vị thế cho doanh nghiệp. Đầu tư vào chiến lược định vị thương hiệu là một quá trình lâu dài và đem đến những giá trị bền vững. Một chiến lược định vị phù hợp là điều không thể thiếu trong Marketing nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp trong lĩnh vực, ngành nghề đang hoạt động kinh doanh.
Vậy định vị thương hiệu có ý nghĩa như thư thế nào đối với doanh nghiệp? Làm thế nào để doanh nghiệp nhanh chóng có được vị thế trên thị trường thông qua hoạt động này?
Chiến lược định vị thương hiệu – Brand Positioning là gì?
Định vị thương hiệu (Brand Positioning) là việc xác định sự khác biệt, đặc trưng của doanh nghiệp trên thị trường; khẳng định vị thế so với những doanh nghiệp khác cùng ngành nghề lĩnh vực; xây dựng “vị trí” của doanh nghiệp trong nhận thức của khách hàng.
Hiện nay, các chiến lược thương hiệu được thực hiện thông qua hoạt động triển khai chiến lược marketing tổng thể. Marketing giúp khách hàng định hình được đặc trưng về sản phẩm của doanh nghiệp.
Và một chiến lược thương hiệu được định vị thành công chính là khi thương hiệu chiếm được vị thế và luôn tồn tại trong tâm trí khách hàng. Là khi nhắc đến từ khóa có liên quan đến sản phẩm, khách hàng nhớ ngay đến doanh nghiệp.
Tại sao thương hiệu cần xây dựng chiến lược định vị phù hợp?
Chiến lược định vị thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp nâng cao vị thế mà còn mang lại nhiều lợi ích khác:
- Để xác định được vị thế của doanh nghiệp đứng đâu cần phải xác định rõ đối thủ cạnh tranh mới có thể đưa ra chiến lược hợp lý. Hiểu rõ đối thủ giúp thương hiệu “trăm trận trăm thắng” trong quá trình xây dựng và định vị thương hiệu.
- Thực hiện các chiến lược định vị còn gắn liền với quá trình mở rộng doanh nghiệp, tăng nhận diện và nâng cao giá trị thương hiệu.
- Định vị thương hiệu cũng tạo nên đặc trưng, sự khác biệt và cả lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ. Đây là yếu tố quan trọng để khách hàng nhớ lâu hơn về thương hiệu.
- Tạo lập được vị thế vững chắc đồng nghĩa với việc xây dựng được thương hiệu uy tín. Đây là yếu tố cốt lõi để khách hàng đặt niềm tin và trung thành với doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng được nền móng vững chắc cho doanh nghiệp phát triển trong tương lai.
- Chiến lược thương hiệu luôn có mục đích sâu xa chính là tạo nên nguồn doanh thu ổn định và ngày càng lớn mạnh khi thương hiệu tăng trưởng.
Khó có thể phủ nhận những giá trị mà một thương hiệu tốt mang lại cho doanh nghiệp. Đó chính là lý do, bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn đầu tư vào thương hiệu và coi trọng việc định vị thương hiệu ngay từ những ngày đầu xuất hiện trên thị trường. Cho dù đó là thương hiệu tập trung vào nhóm khách hàng tầm thấp, tầm trung hay tầm cao.
Các bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu
Bất cứ hoạt động nào trong doanh nghiệp cũng cần có một chiến lược rõ ràng.
Định vị thương hiệu cũng không ngoại trừ điều này.
Dưới đây là các bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu dành cho các doanh nghiệp.
Phân tích & đánh giá các đối thủ cạnh tranh
Để có thể xây dựng được chiến lược về thương hiệu hay chính là quá trình xây dựng những đặc trưng, khác biệt của thương hiệu thì cần phải hiểu thật rõ về đối thủ. Vì thế, phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh là điều đầu tiên cần phải làm. Đây chính là lúc mô hình phân tích SWOT phát huy thế mạnh. Hãy phân tích đối thủ dựa trên các yếu tố:
- Điểm mạnh.
- Điểm yếu.
- Các cơ hội để có thể giành lợi thế.
- Tác động tiêu cực ảnh hưởng đến thương hiệu.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phân tích đối thủ dựa vào nhiều yếu tố khác để có cái nhìn khách quan và chi tiết nhất khi xây dựng chiến lược định vị cho thương hiệu của mình.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề: Tại sao doanh nghiệp cần phát triển thương hiệu? 3 lý do – 5 chiến lược
Xác định phân khúc khách hàng tiềm năng
Nhóm khách hàng tiềm năng chính là nhóm khách hàng sẽ mang lại nguồn doanh thu vô cùng lớn cho doanh nghiệp trong tương lai. Chỉ khi xác định rõ phân khúc khách hàng thì doanh nghiệp mới có thể hiểu được insight và đưa ra những chiến lược truyền thông thích hợp nhất nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.
Điều quan trọng hơn, khi đã hiểu rõ về tệp khách hàng, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra chiến lược định vị thương hiệu cũng như nâng cao mức độ nhận thức về thương hiệu, tạo lòng tin, sự yêu mến của khách hàng.
Lựa chọn phương thức định vị phù hợp
Sau khi đã xác định rõ đối thủ cạnh tranh và tệp khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới thì việc lựa chọn phương thức định vị vô cùng quan trọng. Hiện nay, có rất phương thức phục vụ cho việc xây dựng chiến lược thương hiệu dễ dàng hơn bao gồm định vị dựa vào vấn đề, giải pháp, tính năng, giá trị, công dụng, chất lượng, cảm xúc…
Việc lựa chọn phương thức cần phải xác định nó có thực sự phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hay không.
Phương thức định vị nào không quan trọng bằng việc triển khai chiến lược như nào. Cần có định hướng rõ ràng, kế hoạch chi tiết và mục tiêu cụ thể cho việc định vị thương hiệu.
Đưa thương hiệu lên bản đồ định vị (Positioning map)
Cuối cùng, hãy đặt thương hiệu lên bản đồ định vị nhằm xác định rõ những giá trị có thể mang tới cho khách hàng. Khi đưa thương hiệu vào bản đồ này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định chiến lược thực hiện và hiểu rõ về vị trí mà doanh nghiệp mong muốn “đứng” ở đó.
Chiến lược định vị thương hiệu là hoạt động tiên phong trong chiến lược kinh doanh hiệu quả. Khi doanh nghiệp đã xác định rõ vị thế mà mình muốn đạt được trên thị trường thi sẽ không bị lạc hướng trong quá trình phát triển thương hiệu về sau. Ngay từ những ngày đầu hình thành thương hiệu, cần phải tạo nên đặc trưng và lợi thế cạnh tranh để không bị lu mờ trước vô vàn các doanh nghiệp khác.
Trên đây là những chia sẻ của NAVEE về việc xây dựng định vị thương hiệu của doanh nghiệp. Hy cọng bài viết hữu ích và cung cấp cho DN nhiều thông tin giá trị. DN tìm kiếm đơn vị tư vấn Marketing Online liên hệ ngay với NAVEE để được hỗ trợ tốt nhất!
Hãy để lại thông tin của bạn