5 bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

4.6
(82)

Một chiến lược Marketing hoàn hảo sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc quản lý tốt chiến dịch và đạt được những mục tiêu đề ra ban đầu. Chiến lược Marketing giống như một bản kế hoạch tổng thể giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn, xây dựng thương hiệu tốt hơn và mang đến doanh số cao hơn. Với 5 bước xây dựng chiến lược Marketing mà Navee hướng dẫn dưới đây, bạn có thể dễ dàng xây dựng chiến lược phù hợp cho riêng mình.

xây dựng chiến lược marketing
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Marketing chi tiết và phù hợp điều kiện thực tế.

1. Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing được hiểu như một bản “kế hoạch tiếp thị tổng thể” của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động mua bán sản phẩm/dịch vụ của mình. Chiến lược tiếp thị xác định cách mà doanh nghiệp tiếp cận, thu hút khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng thật sự.

Bên cạnh đó, chiến lược marketing cần phải phân tích rõ chân dung khách hàng mục tiêu, thị trường tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, cách sản phẩm được định vị, các thức mà doanh nghiệp tương tác với khách hàng, phương pháp tiếp thị và cách đo lường kết quả.

Một chiến lược Marketing hiệu quả là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Nó không chỉ là công cụ quan trọng để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ đến đúng đối tượng mục tiêu mà còn là yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng và củng cố vị thế của thương hiệu trong lòng khách hàng.

2. Các chiến lược marketing phổ biến hiện nay

2.1. Chiến lược marketing-mix

Chiến lược Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và tiếp cận khách hàng tiềm năng, thị trường mục tiêu. Thuật ngữ này đã được chấp nhận bởi Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 20. Trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp, các yếu tố Marketing khác nhau được kết hợp để tạo ra trọng tâm tiếp thị của doanh nghiệp đối với thị trường mục tiêu.

Ban đầu, Marketing Mix thường được hiểu là 4P, bao gồm: Product (sản phẩm), Place (phân phối), Price (giá cả) và Promotion (xúc tiến thương mại). Tuy nhiên, theo thời gian, các yếu tố khác đã được thêm vào để tạo ra chiến lược tiếp thị hỗn hợp hiện đại 7Ps. Các yếu tố này bao gồm People (con người), Process (quy trình), Physical Evidence (bằng chứng vật lý).

2.2. Chiến lược marketing đại trà

Marketing đại trà tập trung vào việc tiếp cận và bao phủ toàn bộ thị trường mà doanh nghiệp hướng đến thông qua một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Chiến lược này chủ yếu tập trung vào việc thu hút một lượng lớn khách hàng, từ đó xây dựng phễu khách hàng phục vụ các mục tiêu và chiến dịch Marketing khác của doanh nghiệp.

Marketing đại trà thường được áp dụng khi doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm không có sự phân biệt rõ ràng trong tính năng hoặc nhu cầu của người dùng. Để có thể xây dựng được chiến lược marketing đại trà đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết kế một thông điệp đủ mạnh để đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng tiềm năng.

2.3. Chiến lược marketing tập trung

Chiến lược marketing tập trung là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ chú trọng vào một phần nhỏ hoặc một đoạn thị trường mà họ xem là quan trọng nhất và cố gắng giành được vị thế ổn định trên thị trường đó. Vị trí này sẽ là nền tảng để doanh nghiệp có thể phát triển và tăng trưởng trong tương lai.

2.4. Chiến lược marketing phân biệt

Chiến lược Marketing phân biệt (Differentiated Marketing Strategy) là một chiến lược tiếp thị mà doanh nghiệp nhắm đến nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Khi áp dụng chiến lược này, các công ty chọn tham gia vào các phân khúc thị trường và phát triển các chương trình và kế hoạch riêng biệt để tiếp cận từng phân khúc đó.

Ví dụ, thay vì chỉ cung cấp một loại sản phẩm hoặc áp dụng một chiến dịch quảng cáo duy nhất cho tất cả khách hàng. Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ phải cung cấp các sản phẩm khác nhau với đa dạng mức giá bán cũng như có những chiến dịch quảng cáo riêng biệt cho từng nhóm khách hàng cụ thể.

3. 5 bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả

Nếu đang loay hoay trong bài toán xây dựng chiến lược truyền thông, 5 bước chi tiết dưới đây sẽ vô cùng hữu ích đối với bạn.

3.1. Phân tích và đánh giá thực trạng doanh nghiệp

Trước khi xây dựng chiến lược Marketing, bạn cần phải đánh giá tình trạng thực tế của doanh nghiệp mình. Mô hình SWOT sẽ giúp bạn thực hiện điều này nhanh chóng.

Mô hình SWOT giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Mô hình SWOT giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Hãy dành thời gian nghiên cứu thị trường và đối thủ, sau đó làm một bảng đánh giá tổng quan để có được cái nhìn toàn diện về bối cảnh kinh doanh hiện tại. Tiếp đến, hãy phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó định hướng phát triển phù hợp và xác định lợi thế cạnh tranh của mình.

Càng tổng hợp được nhiều thông tin cũng như đưa ra đánh giá chính xác thì việc xây dựng chiến lược phát triển càng trở nên dễ dàng.

3.2. Xác định phân khúc khách hàng

Sau khi đánh giá tổng quan về doanh nghiệp, bước tiếp theo bạn cần xác định phân khúc khách hàng. Sản phẩm/dịch của bạn vụ hướng đến phân khúc cao cấp hay bình dân? Mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt.

Việc xác định phân khúc sẽ giúp bạn xây dựng chân dung người dùng chính xác hơn. Từ những thông tin về nhân khẩu học, hành vi, thói quen… bạn sẽ biết lựa chọn kênh truyền thông cũng như đưa ra những thông điệp phù hợp nhất.

3.3. Xây dựng các mục tiêu Marketing theo mô hình S.M.A.R.T

Để xây dựng chiến lược Marketing hoàn hảo, bạn cũng nên xác định mục tiêu Marketing. Bạn có thể áp dụng mô hình S.M.A.R.T với các mục tiêu mang tính cụ thể (S-Specific), dễ dàng đo lường (M-Measurable), có khả năng thực hiện được (A-Achievable), phù hợp với tính hình thực tế (R-Realistic) hay đưa ra giới hạn về thời gian (T-Timetable).

Mô hình S.M.A.R.T đang được nhiều doanh nghiệp yêu thích.
Mô hình S.M.A.R.T đang được nhiều doanh nghiệp yêu thích.

Mục tiêu đặt ra cần phải phù hợp tình hình thực tế, đồng thời đảm bảo sự rõ ràng và chi tiết. Có như thế bạn mới có thể lên kế hoạch triển khai thực hiện và đảm bảo thành công.

3.4. Lựa chọn kênh truyền thông và phân bổ ngân sách

Sau khi đã xác định được mục tiêu, hãy bắt tay vào hiện thực hóa chúng. Đầu tiên bạn cần xác định ngân sách của công ty dựa trên tình hình thực tế. Từ con số cụ thể mà bạn phân bổ nguồn lực và ngân sách cho từng kênh.

Một số kênh Marketing bạn có thể sử dụng bao gồm:

  • Facebook Ads
  • Google Ads
  • Email Marketing
  • SMS Marketing
  • Website
  • SEO

Xem ngay: 5 chiến lược Marketing Online đón đầu xu hướng 2024 doanh nghiệp không thể bỏ qua

3.5. Xây dựng chiến lược Marketing của doanh nghiệp

Bước cuối cùng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là xây dựng chiến lược Marketing tổng hợp bao gồm nhiều chiến lược Marketing nhỏ lẻ theo từng kênh. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo mình kiểm soát được các chiến lược này. Một số chiến lược bạn có thể cân nhắc bao gồm:

  • Chiến lược sản phẩm: Bạn sẽ sử dụng những sản phẩm nào, những đặc điểm về: tên gọi, nhãn mác, bao bì, tính năng… ra sao?
  • Chiến lược giá cả: Bạn cần xác định đúng mục tiêu của chiến dịch, lựa chọn phương pháp phù hợp để định giá và xác định chiến lược giá.
Cần chú ý về chiến lược giá khi xây dựng chiến lược Marketing tổng thể.
Cần chú ý về chiến lược giá khi xây dựng chiến lược Marketing tổng thể.
  • Chiến lược phân phối: Cần tính toán việc thiết lập các kênh phân phối, kênh trung gian, khâu vận chuyển…một cách tỉ mỉ.
  • Chiến lược truyền thông Marketing: Mục tiêu của chiến lược truyền thông là gì và bạn sẽ sử dụng kênh truyền thông nào? Hãy lên kế hoạch cụ thể có thể thực hiện tất cả mục tiêu đề ra.

Xem thêm: Các chiến lược Digital Marketing doanh nghiệp nhỏ nên áp dụng.

4. Vai trò của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp

Việc xây dựng chiến lược Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu không có một chiến lược Marketing cụ thể doanh nghiệp rất dễ đi sai mục tiêu, lãng phí ngân sách mà mất đi cơ hội kinh doanh.

Một chiến lược Marketing đúng đắn sẽ mang đến muôn vàn lợi ích cho doanh nghiệp :

4.1. Thu hút khách hàng

Việc xây dựng chiến lược Marketing với cách tiếp cận thông minh, nội dung hấp dẫn, giao tiếp 2 chiều… sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận được sự yêu mến từ người dùng.

4.2. Xây dựng uy tín doanh nghiệp

Chiến lược Marketing góp công rất lớn trong việc nâng cao uy tín doanh nghiệp. Khi thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến, nó sẽ tạo ra ảnh hưởng nhất định đối với khách hàng.

Xem thêm: Cách tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả doanh nghiệp nên ứng dụng ngay

Xây dựng chiến lược Marketing đem đến rất nhiều lợi ích về doanh số, thương hiệu…
Xây dựng chiến lược Marketing đem đến rất nhiều lợi ích về doanh số, thương hiệu…

4.3. Nâng cao hiệu quả truyền thông

Chiến lược Marketing đúng sẽ nâng cao hiệu quả truyền thông, đưa thông tin sản phẩm/dịch vụ tiếp cận khách hàng và nâng cao nhận thức thương hiệu. Giữa thị trường kinh doanh gay gắt, doanh nghiệp làm Marketing tốt sẽ nâng cao cơ hội kinh doanh và mang về lượng khách hàng đông đảo.

4.4. Gia tăng doanh thu

Và nếu doanh nghiệp có được chiến lược Marketing tốt thì doanh thu của doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Khi khách hàng hài lòng, họ sẽ quay trở lại nhiều lần và giới thiệu cho bạn bè, người thân. Khi đó, doanh số của doanh nghiệp sẽ tăng lên.

Việc xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả thật sự mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Navee hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin xây dựng chiến lược phù hợp cho mình để không bỏ lỡ những cơ hội mang về doanh thu tốt hơn.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 4.6 / 5. Lượt bình chọn: 82

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    BẤM NHẬN VÉ NGAY
    close-link