3 xu hướng xây dựng thương hiệu nổi bật trong năm 2024

3
(2)

Xây dựng thương hiệu là doanh nghiệp định vị thương hiệu trong lòng khách hàng. Việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư nhiều về mặt thời gian và chi phí. Vậy xu hướng xây dựng thương hiệu hiện nay là gì? Cùng Navee tìm hiểu 03 xu hướng xây dựng thương hiệu nổi bật trong năm 2024 nhé! 

xu hướng xây dựng thương hiệu
3 xu hướng xây dựng thương hiệu nổi bật trong năm 2024

Micro Influencers trở nên thịnh hành

Thuê những người có tầm ảnh hưởng để truyền tải thông điệp của nhãn hàng đến công chúng là một trong những chiến lược tiếp thị quan trọng. Việc các nhân vật nổi tiếng quảng bá cho thương hiệu nào đó đã không còn xa lạ với người tiêu dùng, vì vậy mà đôi khi người tiêu dùng thấy nó có phần “nhàm chán”.

Khác với trước đây, các nhãn hàng mong muốn hợp tác với những người rất nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn thì xu hướng hợp tác với Influencer đang có sự thay đổi trong năm 2024. Vậy những thay đổi trong xu hướng thuê Influencer đó là gì?

Hợp tác với Influencer giúp thương hiệu tăng nhận thức và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu, từ đó gia tăng doanh số bán hàng

Phân loại Influencer hiện nay bạn cần biết:

  • Nano-Influencers: 1000 – 10.000 người theo dõi (followers)
  • Micro-Influencers: 10.000 – 100.000 người theo dõi
  • Macro-Influencers: 100.000 – 1.000.000 người theo dõi
  • Mega or Celebrity Influencers: Trên 1 triệu người theo dõi

Các nhãn hàng có xu hướng thuê các Nano-Influencers và Micro-Influencers  (những người có số người theo dõi dưới 25.000 người). Bởi theo nghiên cứu từ nhiều nhãn hàng, họ nhận thấy những Micro-Influencers thường nhận được sự tương tác cao hơn so với những người có ảnh hưởng lớn như Macro-Influencers và Celebrity Influencers. 

Ngoài ra, hầu hết doanh nghiệp thưởng quan tâm chỉ số ROI trên các kênh mạng xã hội, gồm các chỉ số tương tác như lượt like, share, click, comment,…Chính vì vậy các doanh nghiệp đang có xu hướng hợp tác với Micro-Influencers nhiều hơn bởi họ đem lại hiệu quả tương tác cao và chi phí thấp hơn so với những người có tầm ảnh hưởng lớn. 

Bài viết liên quan: Influencer Marketing – Sứ giả nhãn hiệu hay chỉ là công cụ Marketing

Xu hướng xây dựng thương hiệu thời “hậu kỹ thuật số”

Thời đại 4.0 hay sự bùng nổ của thời kỳ kỹ thuật số là những thuật ngữ phổ biến trong những năm gần đây. Số lượng người sử dụng Internet, truy cập các trang mạng xã hội tăng lên chóng mặt vì vậy nhiều doanh nghiệp tận dụng cơ hội này để tiếp thị trên mọi kênh truyền thông. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của những năm bùng nổ của kỹ thuật số. Còn xu hướng xây dựng thương hiệu thời “hậu kỹ thuật số” sẽ như thế nào trong tương lai? 

Khi các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube,…ngày càng phổ biến, các user (người dùng) có thể dán mắt hàng giờ vào mạng xã hội để giải trí. Và trong thời gian sử dụng mạng xã hội, người dùng có bắt gặp vô số thông điệp quảng cáo đến từ các nhãn hàng khác nhau. Do đó, đôi khi họ cảm thấy những bài quảng cáo không còn hấp dẫn mà thay vào đó là cảm giác “nhàm chán”. 

Tiếp thị “hoài cổ” trong thời đại kỹ thuật số tạo ra sự khác biệt và dễ chạm đến cảm xúc khách hàng
Tiếp thị “hoài cổ” trong thời đại kỹ thuật số tạo ra sự khác biệt và dễ chạm đến cảm xúc khách hàng

Để thay đổi bầu “không khí quảng cáo” thời đại kỹ thuật số, nhiều doanh nghiệp áp dụng cách tiếp thị thương hiệu theo kiểu “hoài cổ”. Doanh nghiệp sẽ khơi gợi ký ức xưa cũ và gắn liền những cảm xúc tích cực với sản phẩm của doanh nghiệp. Nhờ đó, thương hiệu dễ tiếp cận khách hàng, xây dựng niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu. Tiếp thị theo kiểu “hoài cổ” giúp người dùng có cái nhìn thiện cảm về nhãn hàng, từ đó mà nhãn hàng dễ dàng xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng hơn và tạo dựng niềm tin vững chắc. 

Theo nghiên cứu từ Nielsen (năm 2017) cho thấy rằng những quảng cáo chạm đến cảm xúc của khách hàng sẽ đem lại nhiều kết quả tốt hơn so với quảng cáo thông thường. 

Ví dụ Microsoft đã thành công khi áp dụng xu hướng xây dựng thương hiệu cảm xúc theo kiểu hoài cổ. Microsoft sử dụng những hình ảnh của thập niên 90 để chạy quảng cáo vào năm 2013. Chiến dịch quảng cáo này giới thiệu lại Internet Explorer bằng cách cho người dùng thấy sự phát triển của nó đối với trẻ em thời xưa – thập niên 90 và những người hiện ở độ tuổi 20- 30 tuổi. Hoặc ví dụ gần đây là quảng cáo của Spotify, họ đã đem nét văn hóa đặc trưng của thập niên 80, 90 để so sánh với xu hướng hiện đại năm 2019. 

Người dùng định hướng thương hiệu

Trước đây, doanh nghiệp vẫn nghĩ chính doanh nghiệp mới là người định hướng thương hiệu cho người dùng. Nhưng điều ấy có thực sự đúng trong thời đại nay và trong tương lai? 

Giả sử nếu thương hiệu không thấu hiểu khách hàng, không lắng nghe, chia sẻ của khách hàng thì thương hiệu đó làm sao có thể khiến khách hàng hài lòng. Một khi khách hàng không hài lòng thì rất khó để nhãn hàng định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. 

Xem thêm: 10 cách tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn

Người dùng định hướng thương hiệu cũng là một xu hướng xây dựng thương hiệu hiện nay
Người dùng định hướng thương hiệu cũng là một xu hướng xây dựng thương hiệu hiện nay

Ví dụ nhà bán lẻ thời trang, thay vì nói “Chúng tôi tạo ra những sản phẩm thời trang này để bạn mặc chúng”, một thương hiệu thông minh sẽ nói “ Chúng tôi tạo ra những công cụ này để bạn thỏa sức thiết kế thời trang cho chính bản thân mình”. 

Người tiêu dùng ngày càng thông minh và khắt khe hơn vì thế doanh nghiệp hãy cố gắng thấu hiểu khách hàng, thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thể hiện sự tôn trọng của thương hiệu với người tiêu dùng. Có như thế thương hiệu mới tạo được thiện cảm trong lòng người tiêu dùng và phát triển bền vững.

Navee mong rằng bạn sẽ nắm bắt kịp thời xu hướng xây dựng thương hiệu trong tương lai để có những chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 3 / 5. Lượt bình chọn: 2

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng