Làm chủ hoạt động truyền thông – Cách DN tăng trưởng trong 2022

0
(0)

Làm chủ hoạt động truyền thông? Chắc hẳn đây sẽ là câu hỏi mà các doanh nghiệp đã tự đặt ra ngay tại thời điểm bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịch Covid-19.

Làm chủ hoạt động truyền thông - Cách doanh nghiệp tăng trưởng trong 2022
Làm chủ hoạt động truyền thông – Cách doanh nghiệp tăng trưởng trong 2022

Trong bài viết này, Navee sẽ giới thiệu 5 bước trong quy trình làm chủ hoạt động truyền thông, giúp cho các doanh nghiệp có những bước tăng trưởng mới tích cực trong năm 2022

Quyết định đối tượng mà doanh nghiệp cần truyền thông

Việc xác định đối tượng truyền thông là vấn đề cơ bản trong việc làm chủ hoạt động truyền thông của doanh nghiệp. Đối tượng đầu tiên cần xác định để tiếp cận đó chính là nhân viên trong doanh nghiệp. 

Trong thời kỳ ảnh hưởng của dịch bệnh, việc thường xuyên có những chính sách hỗ trợ và trao đổi trực tiếp với nhân viên sẽ tạo tinh thần thoải mái cho nhân viên nhằm đảm bảo được chất lượng làm việc của họ. 

Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định được vị trí quan trọng và những hiệu quả mà kế hoạch kinh doanh không gián đoạn (BCP) mang lại. Một kế hoạch BCP chất lượng cần tập hợp các yếu tố như sau:

  • Tận dụng công nghệ: Doanh nghiệp áp dụng một số nền tảng công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ việc quản lý và trao đổi thông tin hàng ngày.
  • Mở rộng giá trị của doanh nghiệp đến nhân viên: Thời điểm kinh tế khủng hoảng do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 tạo cơ hội cho nhân viên có thể đánh giá doanh nghiệp có những chính sách và hoạt động gì để đảm bảo tinh thần cho họ.
  • Tập thể doanh nghiệp cùng tham gia phát triển kế hoạch và hoàn thiện trong quá trình triển khai: Kế hoạch BCP chất lượng do lãnh đạo đề ra sẽ giúp điều phối mọi hoạt động và mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp.

Triển khai sáng tạo thông điệp truyền thông

Sau khi hoàn thành bước xác định đối tượng truyền thông, bước tiếp theo trong quy trình làm chủ hoạt động truyền thông của doanh nghiệp sẽ chuyển sang xây dựng và sáng tạo thông điệp truyền thông.

Truyền tải thông điệp đến với khách hàng
Truyền tải thông điệp đến với khách hàng

Một điều cần lưu ý khi lên ý tưởng thông điệp nên tránh đề cập đến các vấn đề nhạy cảm, gây tranh cãi và những rào cản của chính trị đã đề ra.

Tại thời điểm bất ổn bởi dịch Covid-19 hiện nay, các doanh nghiệp cần triển khai các kế hoạch theo trình tự hợp lý và tránh gây ra những sự hoang mang cho cộng đồng.

Người làm truyền thông nắm vai trò đó là nắm bắt được độ nhạy cảm khi truyền đạt những thông điệp quan trọng đến với cộng đồng. Đồng thời, họ sẽ phải dự đoán được những rủi ro khi truyền thông tới khách hàng.

Xem thêm: Cách phát triển fanpage hiệu quả

Văn hóa giao tiếp nội bộ và các đối tác truyền thông

Giao tiếp nội bộ chính là nền tảng cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong ứng xử văn hóa doanh nghiệp và là một yếu tố quan trọng trong quá trình làm chủ hoạt động truyền thông. Đó chính là cách ứng xử của mọi người trong doanh được diễn ra hằng ngày trong mọi công việc.

Một doanh nghiệp nếu muốn phát triển lâu dài sẽ đòi hỏi kỹ năng ứng xử của lãnh đạo và nhân viên phải có sự phối hợp khăng khít mang tinh thần hỗ trợ và chia sẻ, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh hiện nay.

Vai trò quan trọng của giao tiếp nội bộ và đối tác truyền thông
Vai trò quan trọng của giao tiếp nội bộ và đối tác truyền thông

Đồng thời trong thời kỳ khủng hoảng này, doanh nghiệp cung cấp cho đối tác nhận được sự truyền đạt thông tin đúng thời hạn và liên tục sẽ tạo được niềm tin làm việc giữa hai bên, giúp sự cộng tác được lâu dài và mang lại chất lượng tốt.

Các doanh nghiệp truyền thông cần thường xuyên cập nhật để đưa đến cho khách hàng những thông tin mới và hữu ích nhất. Do đó, cần xây dựng kênh truyền thông gián tiếp nhằm đảm bảo giải đáp những thắc mắc của mọi người là cách doanh nghiệp làm chủ hoạt động truyền thông của chính mình.

Xây dựng giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp

Nền tảng để xây dựng doanh nghiệp đó chính là giá trị cốt lõi. Đó là những quy tắc mang tính hành động của nhà lãnh đạo đề ra và nhân viên sẽ tham gia vào quá trình phát triển giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ xây dựng nhận diện thương hiệu trên thị trường.

Việc xác định rõ giá trị cốt lõi sẽ giúp nhân viên đưa ra quyết định đúng đắn nhằm đạt được tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời, tác động trực tiếp đến động lực và cải thiện mối quan hệ giao tiếp của nhân viên.

Đánh giá tối ưu chiến dịch truyền thông

Bước cuối cùng trong quy trình làm chủ hoạt động truyền thông chính là đánh giá những điểm tối ưu của chiến lược truyền thông của doanh nghiệp đã thực hiện được thông qua các phản hồi, khảo sát ý kiến và nắm bắt được lượng tương tác của khách hàng.

 Hoàn thiện chiến dịch truyền thông là cách doanh nghiệp làm chủ hoạt động truyền thông
 Hoàn thiện chiến dịch truyền thông

Đồng thời, tại bước này doanh nghiệp sẽ tạo cái nhìn toàn diện hơn về cả quá trình làm việc, đánh giá từ những bước đầu tiên đến cuối cùng nhằm đưa ra những phương hướng để hoàn thiện và đi đúng phương châm, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Thực hiện đúng quy trình mà Navee đã nêu ra sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động thực hiện nhằm mang lại hiệu quả trong giai đoạn khủng hoảng và nắm bắt được tình hình hiện tại.

Thông qua bài viết này, Navee đã giúp bạn xây dựng lên 5 bước trong quy trình làm chủ hoạt động truyền thông, hy vọng bạn có thể áp dụng tốt vào những chiến dịch sắp tới cho doanh nghiệp của mình.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    BẤM NHẬN VÉ NGAY
    close-link