Là người làm Marketing, truyền thông, chắc hẳn bạn đã nghe tới tháp nhu cầu Maslow. Kim tự tháp này là công cụ đắc lực giúp các Marketer giải quyết các bài toán về xác định phân khúc thị trường, chân dung khách hàng,… Vậy chi tiết hơn tháp Maslow trong Marketing được ứng dụng như thế nào! Mời bạn cùng Navee tìm hiểu.
Mô hình tháp Maslow là gì?
Mô hình tháp Maslow được phát triển bởi nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow. Lý thuyết tháp Maslow đặt ra rằng, con người có 5 nhu cầu cốt lõi tạo nên động lực cho các hành vi. Năm nhu cầu này đó là :
- Nhu cầu sinh lý: Đây là các nhu cầu cơ bản nhất để con người tồn tại như ăn, uống, không khí để thở,…
- Nhu cầu an toàn: Mỗi người có nhu cầu về an toàn thể chất, sức khỏe, an toàn về tài chính, việc làm,…
- Nhu cầu về xã hội: Đây là nhu cầu về tinh thần khi con người muốn được hòa nhập trong một cộng đồng, gắn kết, thuộc về một tổ chức nào đó (trường lớp, công ty, gia đình, nhóm bạn,…)
- Nhu cầu được tôn trọng: Đây là nhu cầu được người khác thừa nhận, quý mến, nể trọng.
- Nhu cầu được thể hiện bản thân, là chính mình.
Các nhu cầu được sắp xếp theo hình kim tự tháp với mức độ ưu tiên theo thứ tự từ đáy tháp trở lên. Bất cứ khi nào nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn, mỗi người sẽ đặt ưu tiên vào các nhu cầu tiếp theo.
Vai trò của tháp Maslow trong Marketing
Kim tự tháp Maslow được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, quản trị,… trong đó có cả Marketing. Các Marketer thường sử dụng mô hình này để giải quyết bài toán nghiên cứu nhu cầu và hành vi người dùng. Từ đó đưa ra chiến lược Marketing phù hợp, đúng đối tượng, đúng thông điệp.
Để tìm hiểu chi tiết các lợi ích khi ứng dụng phân tích tháp Maslow mời bạn theo dõi trong phần tiếp.
Vì sao doanh nghiệp cần áp dụng mô hình tháp Maslow trong Marketing
Dưới đây Navee sẽ đi vào phân tích 3 lý do chính giải thích tại sao doanh nghiệp cần áp dụng mô hình tháp Maslow trong việc lên kế hoạch truyền thông marketing cũng như vai trò và cách ứng dụng của mô hình này.
Xác định thị trường mục tiêu
Đầu tiên, áp dụng mô hình Maslow giúp doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu. Tháp Maslow phân tầng nhu cầu của người tiêu dùng từ thấp đến cao tương ứng với các động lực, hành vi khác nhau. Dựa vào đó, người làm Marketing có thể phân tích, xác định đâu là thị trường mình cần hướng đến.
Từ việc xác định thị trường mục tiêu này, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược Marketing tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả. Nhờ vậy tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng khách hàng, doanh thu. Tránh lãng phí ngân sách khi tiếp cận sai thị trường.
Vẽ chân dung khách hàng
Nếu bạn muốn xác định chân dung khách hàng một cách toàn diện nhất, không thể bỏ qua việc phân tích ứng dụng tháp maslow trong marketing. Bởi các thông tin cơ bản về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, vị trí địa lý,… là chưa đủ. Hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về tính cách khách hàng cũng như khám phá động cơ, những mong muốn vô hình thúc đẩy họ mua hàng.
Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp
Cùng với việc giải quyết bài toán xác định thị trường mục tiêu, xây dựng chân dung khách hàng, việc áp dụng tháp nhu cầu Maslow còn giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược Marketing phù hợp.
Khi áp dụng tháp Maslow có thể thấy mỗi người sẽ có những nhu cầu ưu tiên riêng biệt. Do vậy sẽ cần những thông điệp khác nhau để tiếp cận họ. Chẳng hạn như chiến lược Marketing hướng đến người dùng quan tâm đến tầng thứ 2 – nhu cầu an toàn sẽ khác với chiến lược nhắm mục tiêu vào đối tượng ưu tiên nhu cầu được tôn trọng.
Tiếp nữa, việc áp dụng tháp Maslow giúp người làm Marketing có thể phát hiện, khai thác những góc nhìn ít người nghĩ đến. Hay nói cách khác là nắm bắt đúng Insight để truyền tải đúng thông điệp, thuyết phục họ rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ đáp ứng các nhu cầu của họ một cách tốt nhất.
Xem thêm: Giải pháp marketing tổng thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng hậu Covid
Ứng dụng tháp Maslow trong Marketing như nào?
Trong hai nội dung trước, Navee đã phần nào chia sẻ về ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong Marketing. Bạn có thể áp dụng kim tự tháp này để nghiên cứu hành vi, nhu cầu của người dùng. Từ đó hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ mong muốn điều gì, Insight của họ ra sao,… Khi có được những thông tin này, bạn có thể đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp, hiệu quả.
Để hiểu thêm về ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow bạn có thể quan sát ví dụ sau đây. Chẳng hạn bạn cần lên chiến dịch Marketing cho thương hiệu ô tô. Nếu định vị khách hàng ở tầng thứ 4, tức là nhu cầu được quý trọng, được thừa nhận. Để thúc đẩy khách mua hàng có thể xây dựng thông điệp: chiếc xe là biểu tượng của địa vị, thành công, giúp họ nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Ví dụ như các thương hiệu BMW, Audi, Mercedes,… cho người lái cảm giác mình là người thành đạt khi sở hữu chiếc xe mơ ước.
Trên đây là chia sẻ về tháp nhu cầu Maslow cũng như những ứng dụng của nó. Hy vọng đã giúp bạn có thể hiểu và áp dụng mô hình này để tối ưu hiệu quả cho các chiến dịch Marketing, truyền thông.
Hãy để lại thông tin của bạn