PDCA là gì? Tại sao cần áp dụng PDCA khi triển khai Marketing?

0
(0)

PDCA là gì? Được biết đến là một chu trình cải tiến được nghiên cứu và công bố bởi nhà kỹ sư, giảng viên, chuyên gia tư vấn quản lý nổi tiếng người Mỹ – ông William Edwards Deming. Trong thời điểm hiện tại, chu trình này được rất nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn để áp dụng trong việc điều phối và vận hành các hạng mục công việc, bao gồm cả Marketing.

PDCA là gì cũng như cách áp dụng chu trình này vào chiến lược Marketing.
PDCA là gì cũng như cách áp dụng chu trình này vào chiến lược Marketing.

Trong bài viết dưới đây, Navee sẽ đưa ra một số thông tin để giúp mọi người hiểu rõ hơn về khái niệm này

PDCA là gì?

PDCA là từ lấy từ 4 chữ cái đầu tiên của 1 mô hình hoạt động bao gồm các bước: Plan – Do – Check – Action (Lên kế hoạch – triển khai thực hiện – kiểm tra – hành động). Mô hình này được thực hiện tuần tự và luân phiên lặp đi lặp lại không có điểm kết thúc để cải thiện công việc tốt hơn, qua đó giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn nhất định.

Lấy ví dụ như doanh nghiệp, hoặc các Agency cần thực hiện PR một sản phẩm mới trên phương tiện báo mạng thì chu trình PDCA là gì?
PDCA của hoạt động này sẽ được thực hiện như sau:

PDCA là gì
PDCA là gì?
  • Plan: lên kế hoạch cho hoạt động PR sản phẩm trên báo mạng bao gồm nội dung, hình ảnh, thời gian thực hiện, kênh báo lựa chọn để quảng cáo, nhân viên chịu trách nhiệm vận hành…;
  • Do: bắt đầu triển khai các hạng mục công việc đã triển khai trong kế hoạch nêu trên;
  • Check: sau khi đã thực hiện các bước trong kế hoạch ban đầu, người chịu trách nhiệm quản lý công việc này sẽ kiểm tra lại kết quả trong từng giai đoạn xem nó có đạt được những yêu cầu đã đặt ra từ đầu hay không, hoặc còn những vấn đề nào còn tồn tại hay không,…
  • Action: Nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh trong quá trình thực hiện, người chịu trách nhiệm công việc cần đánh giá lại bảng kế hoạch ban đầu của mình để đưa ra những điều chỉnh kịp thời, hạn chế những tồn đọng không đáng có cho những lần PR sản phẩm mới/dịch vụ mới trên báo mạng sau này.

Cách áp dụng PDCA trong chiến lược marketing

Mục tiêu của người sáng lập ra chu trình PDCA chính là hướng đến sự tinh gọn và tối ưu công việc một cách tốt nhất. Trong phần dưới đây, mọi người sẽ có thể hiểu được một cách chi tiết việc áp dụng PDCA là gì trong các chiến lược Marketing.

Plan – Lên kế hoạch

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp nói chung hoặc bộ phận chịu trách nhiệm nói riêng cần phải sâu sát vào những điều cần làm trong thời gian tới vì quá trình lên kế hoạch là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp. Các hoạt động cần thực hiện có thể kể đến là: xác định các vấn đề, mục tiêu ngắn hạn – dài hạn của kế hoạch; chuẩn bị đầy đủ nguồn lực; đưa ra giải pháp thực hiện tối ưu nhất về mặt tài chính lẫn nhân sự; cân nhắc các chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành của kế hoạch;

Do – Triển khai thực hiện

Do trong PDCA là gì? Sau khi kế hoạch đã được thống nhất, người thực hiện sẽ bắt đầu nhận nhiệm vụ để triển khai kế hoạch Marketing cụ thể. Ở giai đoạn này, tất cả các hoạt động sẽ được làm theo bảng kế hoạch đã xây dựng trước. Trên thực tế, có một số vấn đề mà cá nhân người thực hiện lẫn bộ phận Marketing chưa thể lường trước được. Do đó, hãy áp dụng chiến lược này ở một phạm vi hẹp trước để có thể kiểm soát chất lượng trước khi thực hiện đại trà.

Chẳng hạn như lượt truy cập vào Website của doanh nghiệp bỗng nhiên giảm, các nhân viên Marketing đã lên kế hoạch tối ưu lại tiêu đề và cả phần mô tả để cải thiện vấn đề này. Song, chưa chắc chắn rằnng hành động này có thể mang đến hiệu quả tích cực hay không nên người thực hiện chỉ nên thử trên một số bài viết trước khi áp dụng cho toàn bộ Website.

Chu trình PDCA cũng cần được lặp đi lặp lại xuyên suốt để phát hiện và khắc phục các lỗi sai kịp thời - PDCA là gì
Chu trình PDCA cũng cần được lặp đi lặp lại xuyên suốt để phát hiện và khắc phục các lỗi sai kịp thời

Check – Kiểm tra

Đây là giai đoạn quan trọng để người thực hiện chủ động đưa ra sự kiểm tra và đánh giá hiệu quả kế hoạch. Nếu có thể nhận định được những vấn đề đang gặp phải và hiểu được gốc rễ nguyên nhân, bộ phận Marketing sẽ hạn chế được những sai lầm tương tự trong quá trình thực hiện tiếp theo. Đây cũng là cách để đảm bảo chu trình PDCA luôn được thay đổi, cải tiến liên tục để không bị chậm nhịp, gây ra các tổn thất do sai phạm trong việc triển khai.

Action – Hành động

Action – bước cuối cùng trong mô hình PDCA là gì? Nếu như mọi hạng mục công việc đều diễn ra suôn sẻ theo kế hoạch và doanh nghiệp nhận thấy mình đã đạt được các mục tiêu đã đưa ra ban đầu thì có thể vận hành kế hoạch này một cách lâu dài hơn. Song, chu trình PDCA cũng cần được lặp đi lặp lại xuyên suốt để phát hiện và khắc phục các lỗi sai kịp thời.

Giá trị của PDCA đem lại cho doanh nghiệp

Như đã đề cập ở trên, vai trò của chu trình PDCA trong các hoạt động của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nó mang lại hiệu quả cao hơn khi triển khai các hoạt động vì có thể giúp người thực hiện phát hiện ra lỗi sai và ngay lập tức đưa ra phương án giải quyết. Đồng thời, nó cũng có thể tạo ra sự cải tiến liên tục nhờ khả năng hoạt động theo xu hướng tuần hoàn. Tất cả những vấn đề sai sót đều có thể được sửa chữa trong thời gian sớm nhất để làm sao phù hợp nhất với nhu cầu cũng như tình hình thực tế.

Giá trị của pdca là gì đem lại cho doanh nghiệp
Giá trị của PDCA đem lại cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, việc hiểu được khái niệm PDCA là gì và triển khai thực hiện theo chu trình này hoàn toàn có thể giúp người quản lý ra quyết định dễ dàng hơn và hạn chế tối đa rủi ro dự án vì bản thân người người chịu trách nhiệm có thể thực hiện điều chỉnh liên tục các vấn đề xảy ra trong một thời gian triển khai kế hoạch.

Lấy ví dụ như một thương hiệu đã triển khai thành công sự kiện ra mắt sản phẩm mới với sự xuất hiện của các khách mời là ngôi sao, nghệ sĩ nổi tiếng. Doanh thu nhờ hoạt động này cũng tăng lên nhiều do thu hút được sự chú ý của nhiều người. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại thì việc thực hiện một sự kiện ra mắt có sự tham gia của nhiều người là không thể do ảnh hưởng của dịch bệnh. Chu trình PDCA lúc này sẽ tác động lên kế hoạch cũng như quyết định cuối cùng của thương hiệu để phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Kết luận

Mong rằng qua bài viết Navee chia sẻ về PDCA là gì trên đây đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về chu trình này cũng như những giá trị tích cực mà nó mang lại. Nếu áp dụng thành công thì rõ ràng doanh nghiệp sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn trên con đường phát triển và hội nhập của mình trong hiện tại cũng như tương lai.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    REGISTER NOW
    close-link