Báo cáo dự án SEO là một phần quan trọng mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm. Bởi vậy nắm vững cấu trúc của một bản báo cáo phân tích SEO là điều không thể bỏ qua.
Một bản báo cáo phân tích SEO thường gồm 4 phần cơ bản, đó chính là: phân tích Website, phân tích cạnh tranh, phân tích từ khóa và cuối cùng là định hướng mục tiêu. Tìm hiểu chi tiết từng phần qua bài viết dưới đây.
Phân tích Website
Trong thời đại công nghệ 4.0, Website gần như là bộ mặt của doanh nghiệp. Mỗi Website sẽ có một mục tiêu khác nhau: thu hút khách hàng, tạo ấn tượng với khách hàng hay “dụ” khách mua hàng…
Việc phân tích Website sẽ giúp bạn hiểu vì sao khách hàng thích ghé thăm Website của bạn. Ngược lại nó cũng cho biết tại sao Website của bạn không có ai để ý. Bạn sẽ hiểu được khách hàng làm gì trong Website, họ xem thứ gì, họ đến từ đâu… Từ đó bạn sẽ biết cách cải thiện Website và đối đãi với khách hàng ra sao để đạt được mục đích của mình. Phân tích Website cần chú ý đến các chỉ số cơ bản, yếu tố người dùng và Phân tích On-Page, cụ thể:
Các chỉ số cơ bản
- Google: Page Rank, Backlink, Index
- Bing: Backlink, Index
- Alexa
Để biết các chỉ số cơ bản bạn sử dụng các công cụ phân tích Website như: Add-on Website, Seo Quake…
Các yếu tố người dùng
Dựa vào các chỉ số người dùng mà bạn có thể đánh giá được mức độ phát triển của Website. Từ đó định hướng mục tiêu cho thời gian sắp tới. Với việc phân tích các yếu tố người dùng bạn cần sử dụng công cụ Google Analytics để làm thước đo.
Các yếu tố người dùng bao gồm:
- Số lượng truy cập của khách hàng mỗi ngày, mỗi tháng… và tổng số lượng truy cập;
- Thời gian trung bình khách hàng ở lại Site;
- Số trang truy cập;
- Số lượng truy cập mới, Số lượng khách hàng quay lại;
- Khu vực khách hàng truy cập;
- Nguồn khách hàng truy cập.
Phân tích Onpage
Phân tích Onpage là phần quan trọng không thể nào bỏ qua trong phân tích Website. Phân tích Onpage bao gồm các nội dung sau:
- Phân tích các chỉ số như PR, Backlink, Alexa, Index… và thứ hạng các từ khóa tự nhiên của Website, từ đó giúp đánh giá độ Trust của Website;
- Tối ưu URl: thân thiện, chứa từ khóa, Url ngắn…
- Tuổi tên miền (Domain Age), tên miền quốc gia hay tên miền quốc tế (.vn hay .com)
- Tốc độ tải trang (phân tích các yếu tố vị trí, IP Hosting)
- Site Link, Rich Snippet.
- Tối ưu các thẻ Meta bao gồm thẻ Title, thẻ Description, thẻ Keyword…
- Tối ưu các thẻ quan trọng khác như: thẻ H, thẻ Canonical, thẻ Img Alt, Dofollow và Nofollow…
- Tối ưu nội dung bao gồm: mật độ từ khóa phù hợp, nội dung hấp dẫn, bố cục Logic, dễ nhìn…
- Quan tâm tới các vấn đề khác của Website như: cài đặt công quản quản lý, tạo Robots.txt, tạo Sitemap, tạo Rss Feeds…
Phân tích cạnh tranh
Phân tích cạnh tranh là công việc không thể nào bỏ qua. Việc này giúp bạn hiểu hơn về đối thủ của mình. Từ đó, đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp để vượt mặt đối thủ. Trong đó, bạn cần phân tích các đối thủ Top 10. Phân tích cạnh tranh bao gồm:
- Phân tích Onpage của đối thủ cạnh tranh tương tự như đối với trang Web của mình. Bạn cần chú ý đến Page Rank và độ Trust của các Website đối thủ
- Phân tích kết quả hiển thị theo 3 tiêu chí: Tên miền chứa từ khóa hay URL chứa từ khóa, tiêu đề hiển thị chứa từ khóa, nội dung mô tả chứa từ khóa.
Nếu đối thủ cạnh tranh trong Top 10 của bạn có bất cứ Website nào thiếu 3 yếu tố trên thì đó là cơ hội để bạn chiếm vị trí của họ. Tuy nhiên với điều kiện là bạn đáp ứng đủ 3 tiêu chí trên, đặc biệt nếu bạn có từ khóa trùng Domain là một lợi thế.
Phân tích từ khóa
Phần tiếp theo trong một bản báo cáo của dự án SEO chính là phân tích từ khóa. Phân tích từ khóa giúp bạn khám phá những gì mà người dùng đã gõ vào công cụ tìm kiếm thông tin khi tiến hành tìm kiếm. Đây là một công việc vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động SEO nào khi mới bắt đầu.
Việc phân tích từ khóa không chỉ tạo ra lưu lượng truy cập cao mà còn giúp chọn đúng loại lưu lượng truy cập để chuyển đổi người dùng thành các khách hàng tiềm năng. Phân tích từ khóa bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Xác định số lượng từ khóa cần SEO có thể SEO tổng thể;
- Kiểm tra thông tin tìm kiếm từ khóa bao gồm: số lượng tìm kiếm toàn cầu, số lượng tìm kiếm cục bộ;
- Kiểm tra thứ hạng từ khóa. Lưu ý rằng kết quả tự nhiên là tốt nhất;
- Kiểm tra số lượng kết quả hiển thị.
Từ các yếu tố này, bạn đánh giá được độ khó từ khóa, xem chi tiết đánh giá độ khó của từ khóa. Để làm phân tích từ khóa bạn cần sử dụng công cụ từ khóa của Google Adword.
Xem thêm: 16 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA HIỆU QUẢ NHẤT 2020 DÀNH CHO SEOER
Định hướng mục tiêu
Định hướng mục tiêu đúng khả năng, thời gian và mục tiêu khách hàng sẽ mang lại doanh số cao cho công ty và ngược lại. Đặc biệt, nghề SEO vốn dĩ đã có mức độ rủi ro cao vì phụ thuộc nhiều và yếu tố khách quan (Google, đối thủ) nên các SEOer khi viết báo cáo phải tạo đường lui cho mình trong trường hợp không đạt được mục tiêu.
Dựa vào các kết quả phân tích trên và kinh nghiệm của bản thân mà các SEOer cần đưa ra định hướng mục tiêu cụ thể cho từng phần. Chẳng hạn mục tiêu trong 3 tháng như sau:
- On-page: 99%;
- Chỉ số: Google Page Rank 3, Index 1000, Backlink 100;
- Khách: 3000 truy cập/ngày, 30 % số khách quay lại, thời gian trung bình trên Site: 10 phút;
- Thứ hạng từ khóa: Top 3.
Bước cuối cùng chính là quá trình Offpage và báo cáo kết quả SEO.
Trên đây là bản báo cáo dự án SEO cho một chiến dịch thành công. Tuy nhiên, tùy vào mục tiêu và chiến lược của từng doanh nghiệp khác nhau, có thể sẽ có thay đổi trong các phần của bảng báo cáo dự án SEO.
Trong trường hợp bạn không đạt được kết quả như mục tiêu thì cần xem lại các bước thực hiện, tìm ra nguyên nhân tại sao từ đó đưa ra cách khắc phục tốt nhất.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc triển khai các chiến dịch SEO cho Website của mình, hãy liên hệ ngay cho NAVEE để được hỗ trợ và tư vấn chiến lược giúp bạn phát triển thương hiệu trên Google.
Hãy để lại thông tin của bạn