Khi bắt đầu một chiến lược SEO, hẳn không ít người vẫn còn mơ hồ, chưa định hình được cho mình một quy trình thực hiện chuẩn xác nhất. Đó chính là lý do dù đã triển khai SEO từ rất lâu nhưng bạn vẫn chưa nhận lại được kết quả như mong muốn. Hay tệ hơn, điều này còn khiến website của bạn tụt hạng một cách thê thảm.
Với 6 bước SEO Website mà NAVEE chia sẻ ngay sau đây, chắc chắn bạn sẽ có định hướng chính xác nhất cho từng bước đi của mình trên cuộc hành trình chinh phục “ngôi vương” trên trang công cụ tìm kiếm.
Bước 1: Thu thập thông tin cần thiết cho chiến lược
Đây là bước đầu tiên và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành công của một chiến lược SEO. Bạn cần nghiên cứu và thu thập những thông tin cần thiết để đưa ra những định hướng chính xác cho chiến lược của mình.
Mỗi thông tin sẽ hữu ích cho từng phần khác nhau của chiến lược SEO:
Thông tin cần để thiết lập mục tiêu dự án
- Bộ từ khóa cần tối ưu SEO và link của sản phẩm dịch vụ
- Organic Traffic hiện tại và mục tiêu cần đạt được trong thời gian sắp tới là bao nhiêu
- Thời điểm tốt nhất để thức đẩy website và các kết quả cần đạt được ở từng giai đoạn
- Ngân sách cần đạt của dự án
Các thông tin tài khoản liên quan đến doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng website và tối ưu SEO
- Google Business
- Công cụ Google Tag Manager
- Công cụ Google Search Console
- Công cụ Google Analytics
- Tài khoản quản trị website
Nếu đã triển khai chiến lược SEO trước đó, bạn cần tìm hiểu các thông tin sau đây:
- Thông tin về hệ thống backlink, PBN (site, account đăng nhập, hosting các web)
- Tài khoản các trang social media (Facebook, Youtube, …)
- Chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới trên kênh Social Media
- Branding guideline và Editorial Guideline (gồm các tiêu chuẩn về content, branding đặc trưng của doanh nghiệp)
Bước 2: Kiểm tra Audit Website và đề xuất hướng khắc phục
Trước khi thực hiệu tối ưu SEO, bạn cần hiểu rõ tình trạng hiện tại của website đó. Xác định “sức khỏe” website là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi: Vì sao Website chưa được tối ưu? Có lỗ hổng nào cần được khắc phục hay không?
Để tiến hành Audit Website, bạn cần thực hiện những bước sau đây:
Audit Technical: Xem xét các thông số kỹ thuật của website đã ổn hay chưa? Có nên điều chỉnh hay cập nhật thêm không?
Audit Content:
- Thông tin trên trang web có đầy đủ không (gồm giới thiệu, thông tin sản phẩm, chính sách…)
- Nội dung bài viết có hấp dẫn không? Có đáp ứng được nhu cầu và thu hút khách hàng không? (có thể xem xét các chỉ số đo lường trên Google Analytics để đánh giá)
- Các lỗi về nội dung cần khắc phục: Nội dung sơ sài, thiếu chính xác; Content trùng lặp; Nội dung tốt nhưng không thể lên top
Audit Onsite: Kiểm tra cấu trúc Website, URL, từ khóa, internal link…
Audit Entity: Kiểm tra website đã liên kết với tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp chưa? Thông tin trên hai kênh này đã đồng nhất hay chưa?
Audit Offpage: Đánh giá lại chất lượng của Backlink, đồng thời xem xét việc tối ưu hóa quá liều Anchor text và tránh hiện tượng Footprint khiến Google đánh giá thấp trang web.
Đưa ra giải pháp: Sau các phân tích trên, bạn cần tổng hợp các hạn chế cần khắc phục và tìm cách khắc phục với mục tiêu cụ thể.
Bước 3: Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là một bước thực hiện quan trọng. Việc website của bạn có nhận về nhiều traffic hay không phụ thuộc vào nghiên cứu từ khóa và xây dựng bộ từ khóa phù hợp để triển khai nội dung.
- Một số công cụ hỗ trợ bạn nghiên cứu từ khóa phù hợp cho website:
- Google Keyword Planner
- Keywords Explorer của Ahrefs
- Công cụ Keywordtool.io
- Answer the Public
Một lưu ý khi xây dựng bộ khóa cho website chính là chia nhóm từ khóa. Bạn cần phân biệt Các từ khóa sử dụng cho 2 dạng trang web sau đây:
- Trang giới thiệu sản phẩm
- Blogs chia sẻ kiến thức, thông tin…: Đây chính là phần quan trọng cần được đầu tư, giúp đem lại giá trị hữu ích cho người dùng đồng thời thúc đẩy website phát triển
Bước 4: Sản xuất và tối ưu hóa Content
Chất lượng nội dung đóng vai trò quyết định đến sự phát triển và độ phổ biến của trang web. Nội dung chuẩn SEO và hấp dẫn chính là điều kiện cần để đưa website lên top google nhanh chóng.
Để triển khai Content, bạn cần lên trước outline cho các bài viết của mình:
- Tham khảo các trang web top đầu, và liệt kê những ý cần triển khai
- Đưa ra số lượng từ cần thiết cho bài
- Tìm hiểu ý định người dùng khi tìm kiếm từ khóa đó
- Kiểm tra tính xác thực của nội dung bạn muốn viết
- Lên outline chuẩn cho bài viết
Sau khi xây dựng dàn ý chuẩn nhất, bạn có thể tiến hành sản xuất nội dung phù hợp. Một số lưu ý để có bài viết chuẩn SEO và hấp dẫn khách hàng:
- Chú ý lựa chọn giọng văn phù hợp với doanh nghiệp của bạn
- Tuyệt đối không sai chính tả
- Nội dung cần ngắn gọn, dễ hiểu
- Thông tin trong bài cần chính xác vì nó ảnh hưởng đến hình ảnh và độ chuyên nghiệp của chính doanh nghiệp
Bước 5: Tối ưu SEO Onpage
Mục đích cuối cùng của một chiến lược SEO chính là đưa website doanh nghiệp lên top tìm kiếm. Bước này bao gồm các thao tác kỹ thuật được thực hiện trên chính website với mục đích tối ưu website thân thiện với Google Bot và người dùng. Từ đó, nâng cao sự tín nhiệm của Google đối với trang web và thu hút khách hàng.
Đây là khâu thực hiện quan trọng không kém gì việc triển khai nội dung cho trang web. Có hai mức độ tối ưu bạn cần nắm:
Mức độ cơ bản:
- Tiêu đề và các mục con (heading 1, 2, 3, 4)
- Tính dễ đọc của bài viết
- Blockquotes
- Alt hình ảnh
- Mật độ của từ khóa trong bài
- Mô tả Meta
- Thêm các infographic, video, hình ảnh, bảng biểu minh họa để bài viết bắt mắt
Mức độ nâng cao:
- LSI và Semantic keyword
- Schema markup
- Tối ưu giao diện mobile cho website
- URL bài viết
- Thẻ <strong> keyword
- Feature snippet (nếu có)
- Internal link
- Table of content
- Sử dụng Easy Win Method
Bước 6: Thực hiện Offpage SEO
Đây là những công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện ngoài phạm vị website, nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng cũng như Google Bot.
Một số kỹ thuật cần thiết:
- Xây dựng Backlink chất lượng
- Tăng cường các hoạt động Social Media và thu hút khách hàng like và theo dõi trang và gián tiếp điều hướng traffic đến website của bạn.
- Sử dụng Social Bookmarking để trang được Index nhanh hơn
- Sử dụng Local SEO
Trên đây là quy trình chuẩn của một chiến lược SEO website hoàn thiện. Có thể thấy, để việc tối ưu SEO mang lại kết quả tốt nhất bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện rất nhiều công đoạn phức tạp. Chính vì vậy, bạn phải có kiến thức chuyên môn về SEO hoặc sở hữu cho mình một đội ngũ chuyên nghiệp, hỗ trợ bạn trong việc nâng cao hiệu quả SEO của trang web. Nếu bạn vẫn còn hoài nghi về sự cần thiết của SEO đối với website doanh nghiệp, bài viết tiếp theo sẽ cung cấp những bằng chứng xác thực nhất cho vấn đề này.
Bằng chứng từ Google cho thấy tầm quan trọng của chiến lược SEO website đối với doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn xác định tình trạng “sức khỏe” hiện tại website doanh nghiệp hoặc cần được tư vấn về chiến lược tối ưu hóa SEO, vui lòng điền thông tin vào form dưới đây:
Hãy để lại thông tin của bạn