Trước những thách thức từ đại dịch Covid-19, các chủ cửa hàng dịch vụ ăn uống (F&B) cần phải thay đổi chiến lược để thích nghi và tồn tại.
Sau tết Nguyên Đán, hàng loạt cửa hàng F&B ở trung tâm của Hà Nội, TPHCM sụt giảm khách hàng. Nhiều cửa hàng đóng cửa, chuyển sang dịch vụ giao hàng tận nhà, không phục vụ tại cửa hàng. Các doanh nghiệp F&B có thể áp dụng những chiến lược trong bài viết sau đây để vượt qua khó khăn.
1. Tái định vị thương hiệu
Dịch Covid-19 khiến thói quen tiêu dùng, thị hiếu của khách hàng thay đổi. Doanh nghiệp cần xây dựng, tái định vị thương hiệu nếu muốn khách hàng ghi nhớ, ủng hộ. Tái định vị thương hiệu được những thương hiệu lớn, tồn tại lâu năm trên thị trường thực hiện. Hiện tại, đây là chiến lược mà các doanh nghiệp nên triển khai để cải thiện tình hình kinh doanh. Thương hiệu hướng đến lợi ích chung của cộng đồng sẽ được đón nhận hơn trong giai đoạn này.
Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp nghiêm túc học hỏi, đầu tư cho thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ,… Tất cả phục vụ cho sự “tồn tại” của doanh nghiệp, và sự phát triển mạnh mẽ hơn sau dịch.
2. Điều chỉ hồ sơ sản phẩm
Các chuỗi F&B nên nghiên cứu thay đổi thực đơn phù hợp nhu cầu thay đổi của khách hàng. Điều chỉnh hồ sơ sản phẩm của quán để có mức giá cả, gói sản phẩm,khuyến mãi,… phù hợp. Bạn nên thay đổi, bổ sung những sản phẩm mới, có thể giao tận nhà. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo chất lượng, hay thêm sản phẩm có thể bảo quản, tích trữ lâu.
3. Đa dạng hóa kênh, phát triển kênh bán hàng trực tuyến
Cuộc đua sống còn của các doanh nghiệp ngành F&B đang diễn ra gây cấn hơn bao giờ hết. Phát triển kênh bán hàng online là yếu tố quan trọng quyết định phần thắng của doanh nghiệp sau đại dịch. Các cửa hàng F&B có thể đa dạng hình thức ưu đãi, chính sách giá linh hoạt giờ vắng khách. Độc quyền ưu đãi các món ăn đặc biệt, kèm quà tặng khi đặt hàng online, giảm giá khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội,…
4. Cắt giảm chi phí
Đây có thể nói là chiến lược được các chủ cửa hàng áp dụng nhiều nhất. Bởi dòng tiền cố định vô cùng quan trọng với các cửa hàng F&B. Khi không thể duy trì dòng tiền cố định do kinh doanh khó khăn, các cửa hàng buộc phải cắt giảm chi phí. Danh sách những mục chi phí có thể cắt giảm gồm các loại chi phí lớn, chi phí không mang lại doanh thu trong ngắn hạn, chi phí mặt bằng, đánh giá toàn bộ nhân sự để ra quyết định giữ nhân sự cần thiết,… Bên cạnh đó, chi phí Marketing cũng cần được xem xét, cắt giảm phù hợp. Các chủ cửa hàng có thể tìm hiểu thêm những hình thức bán hàng online. Và tạo những nội dung viral ý nghĩa để lan truyền một cách ít tốn kém,…
Nhằm hỗ trợ các chủ doanh nghiệp F&B trong bối cảnh khó khăn hiện tại, Navee tặng gói Chiến lược marketing “tái sinh sau dịch” trị giá 20.000.000đ. Gói chiến lược tổng hợp các kế hoạch digital marketing, SEO và sáng tạo nội dung.
- Chiến lược digital marketing: Tư vấn và lập kế hoạch dựa trên mục tiêu doanh số, ngân sách, đối tượng khách hàng, kênh quảng cáo. Đồng thời tư vấn chiến lược chăm sóc khách hàng tiềm năng từ quảng cáo, đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo.
- Chiến lược xây dựng website và tối ưu hóa SEO: Nghiên cứu sản phẩm dịch vụ, hành vi khách hàng. Từ đó lập bảng nghiên cứu bộ từ khóa, chiến lược SEO cho doanh nghiệp. Phân tích các website của Top 10 đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Sáng tạo nội dung: Tư vấn chiến lược content marketing cho website và fanpage. Và định hướng nội dung cung cấp thông tin hữu ích và chuẩn SEO, tư vấn sáng tạo hình ảnh tăng nhận diện thương hiệu,…
Tóm lại, đại dịch Covid-19 mang đến những khó khăn không thể tránh khỏi. Nhưng nếu biết cách lùi về đúng lúc và chuẩn bị kĩ lưỡng, bạn có thể biến thử thách này thành cơ hội.
Tình hình dịch Covid-19 diễn biến quá nhanh. Những thách thức, khó khăn đến với doanh nghiệp F&B có nhiều bất ngờ, tác động lớn đến hoạt động kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp cần không ngừng cập nhật xu hướng thị trường, nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch để ứng biến kịp thời, tồn tại và phát triển sau dịch Covid-19.
Hãy để lại thông tin của bạn